Thứ 2 - Thứ 7 7:30 - 21:00 0967 434 115yte.vmedi@gmail.com

Hạ đường huyết là gì? Xử trí khi bị hạ đường huyết đột ngột

Vmedi > Tin Tức > Hạ đường huyết là gì? Xử trí khi bị hạ đường huyết đột ngột

Tình trạng hạ đường huyết có thể gặp ở nhiều đối tượng như sử dụng quá liều thuốc hạ đường ở người tiểu đường, người ăn kiêng, người vận động quá mức,… Đa phần đều nghĩ hạ đường huyết chỉ xảy ra khi đói, tuy nhiên có nhiều trường hợp phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, vô cùng nguy kịch. Tìm hiểu các xử trí cấp cứu khi bị hạ đường huyết đột ngột ở bài viết dưới đây.

Hạ đường huyết là gì?

Lượng đường trong máu (đường glucose) của mỗi người luôn được duy trì ở mức từ 4 – 7 mmol/L. Khi lượng đường trong máu ở dưới mức độ bình thường (dưới 4 mmol/L) sẽ dẫn tới hạ đường huyết. Lượng đường glucose trong cơ thể được đưa đi khắp cơ thể với vai trò đảm bảo sự sống cho mỗi người.

ha-duong-huyet
Khi chỉ số đường trong máu xuống dưới 4mmol/L thì gọi là hạ đường huyết

Glucose được xem như nguồn năng lượng hết sức cần thiết và quan trọng cho hệ thần kinh, tổ chức não bộ. Vì thế khi đường huyết giảm sẽ ảnh hưởng đến chức năng trong cơ thể. Khi nồng độ Glucose máu < 2,8mmo/l (50mg/dl) là hạ glucose huyết nặng , còn khi glucose trong máu < 3,9mmol/l (<70mg/dl) đã bắt đầu được xem là hạ đường huyết.

Nguyên nhân và triệu chứng dẫn đến hạ đường huyết

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Tình trạng lượng đường trong máu bị thấp dưới mức bình thường là nguyên nhân chính gây hạ đường trong máu. Nó ảnh hưởng tới các hoạt động trong cơ thể và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hạ đường huyết đột ngột là: 

  • Sử dụng thuốc không đúng cách: Những bệnh nhân tiểu đường đang trong thời gian điều trị bệnh thường lạm dụng sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra biến chứng hạ đường trong máu.
  • Tiêm insulin: Một số trường hợp bệnh nhân lạm dụng insulin là nguyên nhân gây hạ đường huyết đột ngột. Người bệnh tiểu đường không thể tự kiểm soát lượng đường trong máu và xảy ra các biến chứng không mong muốn.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý: Bệnh nhân có những bệnh lý liên quan đến chuyển hóa đường trong cơ thể. Các bệnh lý về thận, gan hoặc vấn đề về rối loạn nội tiết,… cũng là nguyên nhân gây ra hạ đường huyết.
  • Sử dụng bia rượu: Những bệnh nhân uống nhiều bia rượu, không duy trì chế độ ăn uống hợp lý. 
  • Hạ đường đột ngột sau ăn: Nguyên nhân là do cơ thể sản sinh ra quá nhiều insulin sau khoảng 1-2 giờ sau ăn.

Các triệu chứng của hạ đường huyết

Bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau khi bị hạ đường huyết: 

  • Bệnh nhân có hiện tượng tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, có cảm giác đói lả, bủn rủn tay chân, hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi,…
  • Nếu không được khắc phục kịp thời, những triệu chứng này sẽ dần nghiêm trọng hơn. Thậm chí, có những trường hợp dẫn tới ngất xỉu, hôn mê và để lại nhiều di chứng không mong muốn.
trieu-chung-ha-duong-huyet
Hạ đường huyết khi xuất hiện các triệu chứng vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt,…

Bệnh nhân cần được xử trí kịp thời khi có dấu hiệu bị hạ đường huyết. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng phức tạp như đi lại khó khăn, đuối sức, hoa mắt chóng mặt, nguy hiểm nhất là gây hôn mê và co giật.

Cách xử trí khi bị hạ đường huyết đột ngột

Ngưng sử dụng các loại thuốc đối với các bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc uống hạ đường hoặc sử dụng insulin. Khi thấy người bệnh có hiện tượng đổ mồ hôi nhiều, chân tay bủn rủn, mất thăng bằng, hoa mắt chóng mặt,… cần nhanh chóng xử trí theo cách sau: 

  • Bước 1: Kiểm tra chỉ số đường huyết của bệnh nhân ngay lập tức: Nếu chỉ số đường huyết thấp hơn 3.9 mmol/l tức bệnh nhân đã bị hạ đường huyết quá mức.
  • Bước 2: Lập tức bổ sung lại đường cho bệnh nhân: Để bệnh nhân bình tĩnh, nghỉ ngơi tại chỗ, sau đó bổ sung đường với những biện pháp đơn giản như sau: Cho bệnh nhân uống từ 3-5 muỗng cà phê đường hoặc sữa vào 100 ml nước ấm. Sau đó có thể cho bệnh nhân ăn thêm vài chiếc bánh ngọt hoặc một vài viên kẹo ngọt. Tiếp tục đo lại đường huyết cho bệnh nhân sau khoảng 15 phút. Trong trường hợp chỉ số đường huyết của bệnh nhân không cải thiện thì cần bổ sung thêm đường đồng thời di chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế gần nhất.
  • Bước 3: Gọi cấp cứu di chuyển tới cơ sở y tế nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết mức độ nặng.

Một số bệnh nhân có biểu hiện hạ đường huyết nghiêm trọng, chẳng hạn như người bệnh mê man, có thể mất dần ý thức, lú lẫn,… bạn cần xử trí như sau:

Sử dụng dịch ngọt truyền tĩnh mạch ưu trương nồng độ 20 – 30%, sau đó kết hợp thay bằng dịch truyền nhỏ giọt dung dịch Glucose 5-10% để tránh nguy cơ tái phát hạ đường huyết. Tiếp tục truyền Glucose 5-10% cho đến khi người bệnh hồi phục hoàn toàn và có khả năng tự ăn, tự uống đươc. Xem thêm dịch vụ y tế tại nhà Vmedi: Truyền nước tại nhà, truyền đạm tại nhà, truyền nước hoa quả,…

Trong trường hợp nguy hiểm mà không thể tự xử trí. Giữ bệnh nhân tỉnh táo, để bệnh nhân nằm nghiêng. Lấy muỗng quấn khăn dày quanh muỗng và cho vào miệng bệnh nhân phòng tình trạng cắn vào lưỡi nếu bệnh nhân lên cơn co giật. Tiếp đó, nhanh chóng gọi đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý, tại thời điểm di chuyển tới cơ sở y tế gần nhất không nên cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì để tránh gây tắc nghẽn đường thở, có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Làm sao để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết

Tình trạng hạ đường trong máu diễn ra rất nhanh và đột ngột. Chính vì thế, người hay bị hạ đường nên chủ động phòng ngừa và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết trong cơ thể. Mách bạn những cách đơn giản để phòng ngừa hạ đường huyết trong các trường hợp như sau:

Chế độ sinh hoạt và ăn uống hằng ngày

  • Bạn nên có một kế hoạch ăn uống khoa học, điều độ, không nên ăn kiêng quá mức và nên ăn đúng bữa, đúng giờ. 
  • Không bỏ bữa ăn sáng, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày một cách hợp lý.
  • Không sử dụng các chất kích thích như: uống rượu bia, hút thuốc khi đang đói.
  • Với những bệnh nhân có tiền sử hay bị hạ đường, chuẩn bị sẵn vài chiếc bánh, kẹo ngọt trong túi, phòng khi hạ đường huyết đột ngột để khắc phục hạ đường lập tức. 
  • Ăn thêm bữa phụ nếu cơ thể thấy đói, mệt và có dấu hiệu đường xuống thấp.
  • Trước khi tập thể dục nên ăn đủ lượng carbohydrat.
  • Uống nước và ăn nhẹ nếu cần thiết trong khi vận động.

Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết

Chủ động kiểm tra đường huyết đối với những bệnh nhân hay bị hạ đường huyết vô cùng quan trọng và cần thiết. Người bệnh cần phòng ngừa và tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng dùng thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ kê đơn, không tự ý ngưng thuốc đột ngột hoặc tự ý mua thuốc điều trị.

Hi vọng những thông tin trên hữu ích với bạn và người thân trong gia đình về tình trạng hạ đường huyết và biết được cách cấp cứu xử trí khi bị hạ đường đột ngột. Tình trạng hạ đường trong máu cần được xử trí nhanh chóng để phòng tránh nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh. 

Mỗi người cần chủ động để kiểm soát tốt bệnh của mình, chủ động có những biện pháp phòng ngừa kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra. Bảo vệ sức khỏe bằng việc khám sức khỏe định kỳ là một trong những phương pháp tốt nhất.

Theo dõi chúng tôi tại: Vmedi – Y Tế Lưu Động
Hotline: 0967 434 115

Nếu bạn đang cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

4.9/5 - (13 bình chọn)
About the author

Cảm ơn đã ghé thăm trang website của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ hoặc để lại câu hỏi trên trang page để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn. Nếu cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ 0967 434 115 hoặc truy cập trang web: vmedi.com.vn để đặt lịch bác sĩ tại nhà. Vmedi Team.

Leave a Reply