Thứ 2 - Thứ 7 7:30 - 21:00 0967 434 115yte.vmedi@gmail.com

Những trường hợp không nên tự ý truyền nước biển

Vmedi > Tin Tức > Những trường hợp không nên tự ý truyền nước biển

Truyền nước biển là phương pháp tiêm trực tiếp vào cơ thể những loại dịch và các chất điện giải thông qua đường tĩnh mạch. Đây là một kỹ thuật y học phổ biến được sử dụng để hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng, kỹ thuật này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực. Vậy những trường hợp nào không nên truyền nước biển, cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Khi nào nên truyền nước biển

Các chỉ số trong cơ bản trong máu như muối, đường, chất điện giải,.. ở cơ thể con người đều ở mức giá trị nhất định, và khi các chỉ số này giảm xuống, cần phải bù đắp để duy trì sự cân bằng. Điều này thường được thực hiện thông qua xét nghiệm máu để kiểm tra lượng chỉ số bị mất, và sau đó sử dụng các phương pháp bù đắp với liều lượng thích hợp. Việc kiểm tra và xét nghiệm trước khi truyền dung dịch rất quan trọng để kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân bị mất nước hoặc máu, ngộ độc, hoặc trước và sau khi thực hiện phẫu thuật, cần phải truyền dung dịch ngay mà không cần chờ đợi kết quả xét nghiệm.

Hiện nay, việc tự ý truyền nước biển tại nhà để giảm mệt mỏi, khát nước, ăn uống kém,… là rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên truyền dịch, và phải được bác sĩ kiểm tra trước khi thực hiện để tránh gây tai biến và hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, việc truyền dịch không phải lúc nào cũng hiệu quả, đặc biệt là đối với những trường hợp vẫn có khả năng ăn uống. Ví dụ, truyền muối 0,9% tương đương với uống một bát canh, và truyền glucose 5% chỉ tương đương với một muỗng cà phê đường.

Tác dụng của truyền nước biển

Tác dụng của truyền nước biển là cung cấp muối và các chất điện giải cho cơ thể khi thiếu hụt do các nguyên nhân sau:

  • Mất nước do tiêu chảy, sốt cao, sau phẫu thuật, mất máu,… khi chế độ ăn thông thường không đủ để bù đắp kịp thời.
  • Phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu ion natri (Na+) và clo (-) do điều trị lợi tiểu quá mức, chế độ ăn kiêng thiếu muối hay tình trạng mệt mỏi quá mức do bài tiết mồ hôi nhiều.
  • Dự phòng mất dịch và giảm natri trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc truyền máu, thẩm tách máu.
  • Trước khi tiến hành truyền nước biển, cần thực hiện các xét nghiệm máu, điện giải và một số xét nghiệm tìm nguyên nhân bệnh khác.

Quá trình truyền nước biển phải được theo dõi bởi nhân viên y tế, tuân thủ đúng liều lượng và tốc độ truyền theo các quy định.

Những trường hợp không nên truyền nước biển

Việc chỉ định truyền nước biển không phải là phương pháp điều trị phù hợp cho tất cả các bệnh nhân. Không nên tự ý truyền nước biển trong những trường hợp:

  • Bệnh nhân có tình trạng tăng kali máu, tăng ure máu, suy thận cấp/mãn, suy tim, suy gan sẽ không được khuyến cáo để truyền dịch.
  • Trường hợp choáng do đổ mồ hôi nhiều, mất nước sau tập luyện cường độ cao, cần cẩn thận khi chỉ định truyền nước biển ngay lập tức. Thực hiện sớm như vậy có thể gây ra các biến chứng như phù não, ngộ độc nước, co giật, thậm chí là tử vong. Do đó, người bệnh nên được yêu cầu nghỉ ngơi và bổ sung nước bằng đường uống. Chỉ khi không đáp ứng được, mới có thể xem xét đến việc truyền dịch.
  • Trẻ em bị sốt, không nên sử dụng muối và đường để truyền dịch, vì những chất này có thể gây tăng áp lực nội sọ và tăng phù não. Đối với bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh tim mạch hoặc các bệnh lý về phổi, việc truyền dịch cần được thực hiện với cẩn thận đặc biệt.
  • Trong quá trình truyền dịch, bệnh nhân có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như rét run, khó thở hoặc phù ở chỗ tiêm, người bệnh nên thông báo cho nhân viên y tế ngay lập tức để có biện pháp xử lý kịp thời.
nhung-truong-hop-khong-nen-truyen-nuoc-bien
Những trường hợp không nên truyền nước biển

Một số lưu ý khi truyền nước biển

Không phải tất cả các nhân viên y tế hay bác sĩ đều có đủ chuyên môn để giải quyết các trường hợp tai biến khi truyền dịch. Các biến chứng có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ của chúng. Ngoài những trường hợp không nên truyền nước biển thì những biến chứng gây ra có thể gây nguy hiểm.

Các biến chứng nhẹ bao gồm đau, sưng ở vị trí truyền. Các trường hợp nặng hơn bao gồm suy tim, phù phổi, viêm tĩnh mạch do tiếp nhận lượng dịch truyền quá mức cần thiết đối với cơ thể. Trường hợp tồi tệ nhất là sốc phản vệ dẫn đến tử vong sau khi truyền dịch.

Do đó, cần chú ý đến một số vấn đề sau đây trước khi tiến hành truyền dịch:

  • Chỉ truyền khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, liều lượng truyền phải dựa trên kết quả thăm khám và xét nghiệm.
  • Có bộ dụng cụ xử lý tai biến, thuốc chống sốc. Dụng cụ truyền nước phải đảm bảo vô khuẩn.
  • Loại bỏ bọt khí trong túi truyền bằng cách cho chảy những giọt đầu tiên ra ngoài trước khi cắm vào tĩnh mạch của người bệnh.
  • Theo dõi và đảm bảo các yếu tố liều lượng, tốc độ, thời gian, y tá phụ trách truyền cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân còn có khả năng ăn uống thì nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp vì cách này an toàn và tự nhiên hơn so với việc truyền dịch.

Tổng kết lại, truyền nước biển là một phương pháp y tế được sử dụng để điều trị các bệnh lý do mất nước và rối loạn điện giải. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc bổ và không giúp giảm mệt mỏi. Vì vậy, cần tránh lạm dụng truyền nước tại nhà để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra.

5/5 - (1 bình chọn)
About the author

Cảm ơn đã ghé thăm trang website của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ hoặc để lại câu hỏi trên trang page để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn. Nếu cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ 0967 434 115 hoặc truy cập trang web: vmedi.com.vn để đặt lịch bác sĩ tại nhà. Vmedi Team.

Related Posts

Leave a Reply