Thứ 2 - Thứ 7 7:30 - 21:00 0967 434 115yte.vmedi@gmail.com

Truyền đạm cho người suy nhược cơ thể nên hay không?

Vmedi > Tin Tức > Truyền đạm cho người suy nhược cơ thể nên hay không?

Truyền đạm cho người suy nhược cơ thể là phương pháp giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng và hiệu quả rõ rệt. Khi cơ thể có dấu hiệu suy nhược và gặp các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, nhiều người lựa chọn phương pháp truyền đạm để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, truyền đạm cho người suy nhược cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần được các bác sĩ chuyên môn chỉ định. Cùng Vmedi tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Truyền đạm có tác dụng gì?

Truyền đạm là truyền một số chất có lợi vào cơ thể nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng và hoạt chất hữu ích vào cơ thể nhằm hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe. Việc tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch được thực hiện bằng cách sử dụng các dung dịch hòa tan chứa nhiều thành phần khác nhau. Dung môi phổ biến nhất được sử dụng trong truyền dịch là nước cất. Tuy nhiên, một số dung môi khác cũng có thể được sử dụng để hòa tan dược chất.

Phương pháp truyền đạm chủ yếu áp dụng cho những bệnh nhân suy kiệt hoặc có các vấn đề về sức khỏe.

truyen-dam-cho-nguoi-suy-nhuoc-co-the
Truyền đạm bổ sung dưỡng chất cho những bệnh nhân suy kiệt hoặc có các vấn đề về sức khỏe.

Hiện nay, có hơn 20 loại dịch truyền đạm cho người suy nhược cơ thể được phân thành 3 nhóm cơ bản như sau:

  • Nhóm thứ nhất cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, bao gồm glucose 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo. Nhóm này thường được sử dụng truyền đạm cho những bệnh nhân suy nhược cơ thể, đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không thể ăn được bằng đường miệng hoặc không thể tiêu hóa được thức ăn.
  • Nhóm thứ hai cung cấp nước và các chất điện giải như dung dịch natri clorid 0,9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1,4%,… Thường được sử dụng cho những bệnh nhân mất nước, mất máu do tiêu chảy, ói mửa, bỏng, ngộ độc.
  • Nhóm thứ ba là nhóm đặc biệt, bao gồm huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch cao phân tử,… Thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Suy nhược cơ thể có nên truyền đạm không?

Với những băn khoăn của bệnh nhân là suy nhược cơ thể có nên truyền đạm không thì tùy vào trường hợp để đánh giá. Truyền dịch tĩnh mạch là một giải pháp hiệu quả để cung cấp nước và các chất điện giải cho bệnh nhân bị mất nước, mất máu cấp tính, tiêu chảy kéo dài, sốt cao hay mới phẫu thuật không thể ăn uống. Ngoài ra, những người suy nhược cơ thể liên quan đến các biến chứng bệnh lý hoặc sau phẫu thuật khi chưa thể ăn uống được cũng cần truyền dịch đạm để phục hồi sức khỏe và hạn chế tình trạng cơ thể suy kiệt quá mức.

Tuy nhiên, việc truyền đạm cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Truyền dịch chỉ mang tính tạm thời và không thể giải quyết được vấn đề lâu dài. Ngoài ra, nếu truyền đạm quá nhiều lần, bệnh nhân có thể phụ thuộc vào việc truyền để hồi phục sức khỏe. Do đó, chỉ những người suy nhược nặng, không còn tỉnh táo hoặc không thể ăn uống, sút cân nhanh mới nên truyền đạm.

Trong trường hợp người bệnh vẫn đang duy trì trạng thái tỉnh táo và có thể ăn uống đầy đủ, việc bổ sung dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống hàng ngày là cách tốt nhất. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng phụ thuộc vào các chỉ số máu đối với các dưỡng chất như đạm, đường, muối, chất điện giải,… Vì vậy, nếu mức độ này thấp hơn so với giới hạn an toàn trung bình, việc truyền dịch để bù đắp cũng có thể cần thiết.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng việc quyết định truyền đạm hay không phải dựa trên từng trường hợp cụ thể, và được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để đảm bảo tối đa hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Khi nào nên truyền đạm cho người suy nhược cơ thể?

Như đã đề cập ở trên, để truyền đạm cho người suy nhược cơ thể cần tiến hành các xét nghiệm máu và các thủ tục khác trước tiên. Mỗi cơ thể con người đều có các chỉ số máu về chất đạm, đường, muối, chất điện giải… ở mức trung bình, vì vậy chỉ khi các chỉ số này bị giảm thấp hơn so với mức an toàn, mới cần phải bù đắp cho cơ thể bằng cách truyền đạm. Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ quyết định liệu có cần truyền đạm hay không.

Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như mất nước quá nhiều, ngộ độc, mất máu cấp tính, suy dinh dưỡng nặng, hoặc sau phẫu thuật, bác sĩ vẫn có thể quyết định truyền đạm mà không cần kết quả xét nghiệm trước. Tuy nhiên, nếu người bệnh vẫn có thể ăn uống được, bổ sung dưỡng chất qua đường ăn uống là phương pháp tốt nhất.

Lưu ý khi truyền đạm cho người suy nhược cơ thể

Nói chung, người bị suy nhược cơ thể có thể có thể truyền đạm để bổ sung dinh dưỡng, tuy nhiên cần đảm bảo có sự chỉ định từ các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu có nhu cầu truyền đạm, đặc biệt là trong trường hợp người suy nhược hoặc bị mắc bệnh lý khác, cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Không nên tự ý truyền dịch cho những người khỏe mạnh bình thường vì mục đích chữa bệnh.
  • Tránh lạm dụng truyền dịch kéo dài, vì nó có thể làm cho cơ thể dần bị phụ thuộc. Nếu không được truyền dịch sau đó, sẽ nhanh chóng mệt mỏi và việc bổ sung dưỡng chất ngay lúc đó cũng khó để cải thiện hoàn toàn.
  • Thực hiện truyền dịch tại những bệnh viện y tế uy tín, có bác sĩ chẩn đoán và đầy đủ các thiết bị máy móc hỗ trợ kiểm tra trước khi truyền dịch.
  • Cần nói rõ tình trạng của bệnh nhân cho bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp và an toàn cho từng trường hợp.
  • Tránh việc truyền dịch tại nhà trừ khi có đơn vị y tế uy tín hoặc nhân viên y tế hỗ trợ.
  • Thực hiện đúng các quy định khi truyền dịch.
  • Trong thời gian truyền dịch, nên nằm nghỉ ngơi, tránh việc đi lại hoặc vận động liên tục, vì nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng truyền.
  • Không được tự ý điều chỉnh lượng dịch đạm được truyền.
  • Tránh ăn uống quá nhiều trong khi truyền dịch. Nếu cảm thấy đói, bạn có thể ăn hoặc uống một chút nước hoa quả, cháo loãng hay ngũ cốc để có thể hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất.
  • Theo dõi tình trạng truyền dịch và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường như nôn nói, choáng váng, nóng sốt,…

Hiện nay, truyền đạm cho người suy nhược cơ thể tại nhà rất phổ biến. Tuy nhiên, việc truyền đạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tùy tình trạng của bệnh nhân. Không tự ý mua dịch truyền về nhà và tự làm các thủ thuật y khoa, dịch truyền cũng là một loại thuốc vậy nên nếu quá lạm dụng nó sẽ dẫn đến nhiều tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bạn đang cần hỗ trợ y tế tại nhà, liên hệ tới Vmedi để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Y-Ds. Thức Nguyễn

5/5 - (1 bình chọn)
About the author

Cảm ơn đã ghé thăm trang website của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ hoặc để lại câu hỏi trên trang page để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn. Nếu cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ 0967 434 115 hoặc truy cập trang web: vmedi.com.vn để đặt lịch bác sĩ tại nhà. Vmedi Team.

Leave a Reply