Thứ 2 - Thứ 7 7:30 - 21:00 0967 434 115yte.vmedi@gmail.com

Truyền dịch tĩnh mạch: Quy định, chỉ định và những lưu ý

Vmedi > Tin Tức > Truyền dịch tĩnh mạch: Quy định, chỉ định và những lưu ý

Truyền dịch tĩnh mạch rất phổ biến và hiệu quả được thực hiện tại các cơ sở y tế cũng như tại nhà của bệnh nhân dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Tuy nhiên, việc truyền dịch không đúng chỉ định và kỹ thuật cũng như không được theo dõi đầy đủ có thể dẫn đến những tai biến nguy hiểm. Do đó, việc tuân thủ đúng chỉ định và kỹ thuật truyền dịch cùng với sự theo dõi chặt chẽ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị. Bài viết này sẽ đề cập đến một số thông tin cần biết về truyền dịch.

Truyền dịch tĩnh mạch là gì?

Truyền dịch tĩnh mạch là một thủ thuật y tế nhằm đưa một lượng dung dịch và thuốc vào cơ thể bệnh nhân qua đường tĩnh mạch được thực hiện bởi điều dưỡng viên.

truyen-dich-tinh-mach
Truyền dịch là một thủ thuật y tế nhằm đưa một lượng dung dịch và thuốc vào cơ thể bệnh nhân qua đường tĩnh mạch.

Trong quá trình truyền, một lượng lớn dung dịch và thuốc sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân qua đường tĩnh mạch, giúp cải thiện hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, như với bất kỳ thủ thuật xâm lấn cơ thể, việc truyền dung dịch vào tĩnh mạch cũng có thể gây ra những tai biến hoặc biến chứng, do đó cần được thực hiện cẩn thận và chính xác.

Quy định chung của truyền dịch

  • Kỹ thuật truyền dịch và các dụng cụ liên quan phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn để tránh nhiễm trùng.
  • Quá trình tiêm phải tuân thủ đúng quy trình và các động tác kỹ thuật.
  • Không được phép để không khí tiếp xúc với dịch truyền khi đưa vào tĩnh mạch.
  • Áp lực của dung dịch truyền phải được duy trì cao hơn áp lực máu tĩnh mạch của bệnh nhân.
  • Tốc độ truyền dịch phải được điều chỉnh theo y lệnh và tổng lượng dịch truyền cũng cần đảm bảo đúng thời gian quy định.
  • Trong quá trình truyền dịch, bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng sức khỏe để phát hiện kịp thời các phản ứng phụ có thể xảy ra.
  • Kim tiêm không được để lưu trong cùng một vị trí quá 24 giờ.
  • Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da cũng cần được bảo đảm tuyệt đối vô khuẩn.

Chỉ định và chống chỉ định truyền dịch tĩnh mạch

Chỉ định truyền dịch tĩnh mạch

  • Phục hồi khối lượng tuần hoàn bị mất trong cơ thể: Thường được áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân mất nước do ỉa chảy, bị bỏng nặng, mất máu, xuất huyết…
  • Đưa thuốc vào cơ thể: Thường được sử dụng để giúp thuốc hấp thu đều và duy trì mức độ nồng độ thuốc trong máu trong nhiều giờ hoặc ngày.
  • Nuôi dưỡng bệnh nhân: Thường được sử dụng khi bệnh nhân không thể ăn uống, như trong trường hợp bệnh nhân hôn mê, tổn thương thực quản, đường tiêu hóa.
  • Giải độc: Thường được sử dụng để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc.
  • Mục đích khác: Sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc, giải độc cơ thể hoặc lợi tiểu.

Chống chỉ định truyền dịch tĩnh mạch

  • Bệnh nhân bị phù phổi cấp.
  • Bệnh nhân bị suy tim nặng.
  • Bệnh nhân bị tăng huyết áp nặng.

Việc truyền dung dịch có thể gây ra các tai biến như suy tim cấp, phù phổi cấp và tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu có chỉ định đặc biệt để duy trì một lượng dung dịch hằng định trong máu, việc truyền phải được thực hiện rất chậm, với khối lượng ít và theo dõi sát.

Các loại dịch thường dùng để truyền dịch tĩnh mạch

Dung dịch đẳng trương

  • Dung dịch Natri Clorid 9/1000.
  • Dung dịch Glucose 5%.
  • Dung dịch Ringer Lactate.
  • Dung dịch Natri Hydrocarbonat 140/00. (NaHCO3)

Các dung dịch đẳng trương đều truyền nhỏ giọt được vào tĩnh mạch. Liều lượng truyền: từ 100 – 2000ml/24h hoặc hơn, tuỳ theo tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Dung dịch ưu trương

  • Dung dịch Natri Clorid 10%,  20%.
  • Dung dịch Glucose 10%; 20%;  30% ;  50%.
  • Dung dịch Natri Bicarbonat 5%.

Những dung dịch ưu trương chỉ được tiêm truyền vào tĩnh mạch. Tuyệt đối không được tiêm dưới da hay bắp thịt vì gây hoại tử tổ chức.

Dung dịch phân tử cao

  • Lipovenoes 10%;
  • GELOPLASMA;
  • DEXTRAN 70;
  • DEXTRAN 40;
  • Alvesin® 10E.

Dung dịch nuôi dưỡng

Là các loại dung dịch đạm acid amin bao gồm:

  • Aminoplasmal 5%, 10%;
  • Morihepamin;
  • Nutrisol;
  • Kabiven;
  • Nephrosteril;
  • Vaminolact.

Những lưu ý khi truyền dịch tĩnh mạch

Hiện nay, rất nhiều người có nhu cầu truyền nước biển, truyền dịch tại nhà. Tuy nhiên, dịch truyền bản chất là một loại thuốc, do đó việc truyền dịch phải tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi truyền dịch:

  • Không tự ý truyền dịch cho bệnh nhân có tiền sử suy thận cấp, mãn tính, suy tim, viêm gan nặng, suy gan, tăng kali huyết, urê huyết, toan huyết và các trường hợp tương tự.
  • Kiểm tra các dụng cụ truyền dịch để đảm bảo tính vô trùng.
  • Khử trùng vùng da trước khi cắm kim truyền.
  • Không sử dụng các loại dịch truyền không rõ nguồn gốc, đã hết hạn sử dụng, hay dịch truyền có tình trạng kết tủa, vón cục, màu sắc kỳ lạ.
  • Không tự ý pha trộn dịch truyền với các loại thuốc hoặc dịch truyền khác. Việc kết hợp dịch truyền với các loại thuốc chỉ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong quá trình truyền dịch tại nhà, nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, như da tái nhợt, khó thở, sốt, rét run… cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức. Sốc phản vệ có thể diễn biến rất nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được xử trí kịp thời.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm được những kiến thức về truyền dịch tĩnh mạch cho bản thân. Nếu bạn đang cần hỗ trợ y tế tại nhà, vui lòng liên hệ với chúng tôi 0967 434 115 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Rate this post
About the author

Cảm ơn đã ghé thăm trang website của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ hoặc để lại câu hỏi trên trang page để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn. Nếu cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ 0967 434 115 hoặc truy cập trang web: vmedi.com.vn để đặt lịch bác sĩ tại nhà. Vmedi Team.

Related Posts

Leave a Reply