Thứ 2 - Thứ 7 7:30 - 21:00 0967 434 115yte.vmedi@gmail.com

Ibuprofen: Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm

Vmedi > Tin Tức > Ibuprofen: Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm

Thuốc ibuprofen được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp giảm đau, hạ sốt. Cùng tìm hiểu sâu hơn về loại thuốc này qua bài viết sau đây.

1. Thuốc giảm đau, kháng viêm ibuprofen là gì?

Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic. Tương tự như các thuốc chống viêm không steroid khác, ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm.

Tác dụng chống viêm của ibuprofen xuất hiện sau hai ngày điều trị. Ibuprofen có tác dụng hạ sốt mạnh hơn aspirin, nhưng kém indomethacin. Thuốc có tác dụng chống viêm tốt và có tác dụng giảm đau tốt trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

thuoc-ibuprofen-la-gi
Thuốc Ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm

2. Hàm lượng và các dạng bào chế của Ibuprofen

Ibuprofen được bào chế dưới dạng:

  • Viên nén: 100 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg, 400 mg
  • Viên nang: 200 mg
  • Kem dùng ngoài: 5% (dùng tại chỗ)
  • Đạn đặt trực tràng: 500 mg
  • Nhũ tương: 20 mg/ml
  • Viên nén phối hợp: 200 mg ibuprofen và 350 mg paracetamol, 200 mg ibuprofen với 7,5 mg hydrocodon, 200 mg ibuprofen với 30 mg pseudoephedrin hydroclorid.
  • Viên bao phim phối hợp: 200 mg ibuprofen với 30 mg pseudoephedrin hydroclorid
  • Hỗn dịch: 100 mg ibuprofen với 15 mg/5 ml pseudoephedrin hydroclorid
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch: 100 mg/ml
thuoc-ibuprofen-ham-luong-bao-che
Thuốc ibuprofen được bào chế nhiều dạng và hàm lượng khác nhau

3. Tác dụng thuốc Ibuprofen

  • Giảm đau và chống viêm từ nhẹ đến vừa
  • Đau đầu, đau răng.
  • Dùng ibuprofen có thể giảm bớt liều thuốc chứa thuốc phiện trong điều trị đau sau đại phẫu thuật hay đau do ung thư.
  • Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
  • Hạ sốt ở trẻ em.
  • Chứng còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, dưới 34 tuần.
  • Đau bụng kinh.

4. Chống chỉ định của thuốc Ibuprofen

  • Mẫn cảm với ibuprofen.
  • Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
  • Quá mẫn với aspirin hoặc với các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin).
  • Người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút).
  • Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.
  • Người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).
  • Người bệnh mắc một trong nhóm bệnh tạo keo (có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn; cần chú ý là tất cả người bệnh bị viêm màng não vô khuẩn đều đã có tiền sử mắc một bệnh tự miễn).
  • Ba tháng cuối của thai kỳ.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng đang có chảy máu như chảy máu dạ dày, xuất huyết trong sọ và trẻ có giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu.
  • Trẻ sơ sinh có nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn chưa được điều trị.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng nghi ngờ viêm ruột hoại tử.

5. Thận trọng khi sử dụng Ibuprofen

  • Người cao tuổi
  • Người suy giảm chức năng thận
  • Người suy giảm chức năng gan
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng
  • Bệnh nhân tăng huyết áp
  • Bệnh nhân tiền sử tim mạch
  • Bệnh nhân tăng bilirulin toàn phần

5.1. Thời kỳ mang thai

  • Có thể ức chế co bóp tử cung và làm chậm đẻ.
  • Có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung.
  • Ibuprofen ức chế chức năng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ, hạn chế sử dụng.
  • Chống chỉ định tuyệt đối trong vài ngày trước khi sinh.

5.2. Thời kỳ cho con bú

Khuyến cáo không nên dùng ibuprofen trong thời gian cho con bú vì nguy cơ ức chế prostaglandin tiềm tàng ở trẻ sơ sinh.

5.3. Xử trí tác dụng không mong muốn do sử dụng Ibuprofen

Nếu người bệnh thấy nhìn mờ, giảm thị lực, hoặc rối loạn cảm nhận màu sắc thì phải ngừng dùng ibuprofen.

Nếu có rối loạn nhẹ về tiêu hóa thì nên uống thuốc lúc ăn hay uống với sữa.

6. Liều dùng sử dụng thuốc Ibuprofen

lieu-dung-ibuprofen
Thuốc ibuprofen sử dụng được cả cho người lớn và trẻ em

6.1. Liều dùng cho người lớn

Giảm đau: 1,2 – 1,8 g/ngày và tối đa khuyến cáo là 2,4 g/ ngày hoặc 3,2 g/ngày. Người bệnh bị viêm khớp dạng thấp thường phải dùng ibuprofen liều cao hơn so với người bị thoái hóa xương – khớp.

Giảm sốt: 200 – 400 mg, cách nhau 4 – 6 giờ/lần, cho tới tối đa là 1,2 g/ngày.

Đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt: 200 mg mỗi 4 – 6 giờ, cần dùng ngay khi bị đau và tăng lên 400 mg mỗi 4 – 6 giờ nếu cần thiết nhưng không quá 1,2 g/ngày.

6.2. Liều dùng cho trẻ em

6.2.1. Giảm đau và hạ sốt:

  • Trẻ 1 – 3 tháng: 5 mg/kg x 3 – 4 lần/ngày
  • Trẻ 3 – 6 tháng: (cân nặng trên 5 kg) 50mg x 3 lần/ngày. Tối đa 30 mg/kg/ngày, chia 3 – 4 lần/ngày.
  • Trẻ 6 – 12 tháng: 50 mg x 3 lần/ngày. Tối đa 30 mg/kg/ngày, chia 3 – 4 lần/ngày.
  • Trẻ 1 – 4 tuổi: 100 mg x 3 lần/ngày. Tối đa 30 mg/kg/ngày, chia 3 – 4 lần/ngày.
  • Trẻ 4 – 7 tuổi: 150 mg x 3 lần/ngày. Tối đa 30 mg/kg/ngày, chia 3 – 4 lần/ngày.
  • Trẻ 7 – 10 tuổi: 200 mg x 3 lần/ngày. Đến 30 mg/kg/ngày, chia 3 – 4 lần/ngày, tối đa 2,4 g/ngày.
  • Trẻ 10 – 12 tuổi: 300 mg x 3 lần/ngày. Đến 30 mg/kg/ngày, chia 3 – 4 lần/ngày, tối đa 2,4 g/ngày.
  • Trẻ 12 – 18 tuổi: Khởi đầu 200 mg, đến 400 mg x 3 – 4 lần/ngày. Tối đa 2,4 g/ngày. Liều duy trì là 0,6 – 1,2 g.

6.2.2. Viêm khớp dạng thấp bao gồm viêm khớp tự phát ở trẻ em:

Trẻ 3 tháng – 18 tuổi: (cân nặng trên 5 kg) 10 mg/kg x 3 – 4 lần/ngày. Có thể tăng đến 60 mg/kg/ngày, chia 3 – 4 lần trong viêm khớp tự phát ở trẻ em. Tối đa 2,4 g/ngày.

6.2.3. Thông ống động mạch ở trẻ sơ sinh thiếu tháng:

  • Một đợt điều trị gồm ba liều ibuprofen truyền trên 30 phút, cách nhau 24 giờ. Liều khởi đầu là 10 mg/kg, hai liều tiếp theo mỗi liều là 5 mg/kg.
  • Ngưng thuốc khi có dấu hiệu bí tiểu xảy ra khi dùng liều thứ hai hoặc thứ ba cho đến khi xét nghiệm cho thấy chức năng thận đã trở về bình thường.
  • Cần cân nhắc phẫu thuật nếu không đáp ứng

6.2.4. Đặt thuốc hậu môn:

Phù hợp với người bệnh không uống được (ví dụ người lớn bị suy hô hấp), đạt tác dụng như uống.

tham-khao-y-kien-duoc-si-bac-si-truoc-khi-dung-ibuprofen
Thuốc ibuprofen: Tham khảo ý kiến Dược sĩ, Bác sĩ trước khi sử dụng

7. Các triệu chứng và xử trí khi sử dụng quá liều Ibuprofen

7.1. Triệu chứng quá liều

  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn.
  • Có thể xảy ra đau đầu.
  • Cơn co cứng.
  • Ức chế TKTW.
  • Co giật
  • Hạ huyết áp.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Thở nhanh và rung nhĩ.
  • Ít gặp: nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê, suy thận cấp, tăng kali huyết, ngừng thở (chủ yếu ở trẻ nhỏ), ức chế hô hấp và suy hô hấp.

7.2. Xử trí quá liều

Thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nếu đã uống quá liều thì cần áp dụng những biện pháp sau đây nhằm tăng đào thải và bất hoạt thuốc:

  • Rửa dạ dày
  • Gây nôn và lợi tiểu
  • Cho uống than hoạt tính hay thuốc tẩy muối.
  • Truyền dịch kiềm và lợi tiểu
  • Kiểm soát nguy cơ hạ huyết áp, chảy máu dạ dày và toan hóa máu.
  • Trường hợp nặng: thẩm tách máu hoặc truyền máu.

Trước khi sử dụng thuốc ibuprofen cần phải hiểu rõ về thuốc, các trường hợp chống chỉ định và thận trọng sử dụng. Tuyệt đối không tự ý dùng, không tự điều chỉnh liều. Dùng thuốc không đúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, vì vậy nên cân nhắc về lợi ích và rủi ro trước khi dùng thuốc.

Bài viết được tổng hợp và lấy thông tin từ cuốn Dược Thư Việt Nam 2018 (xuất bản lần 2).

Fb: Ds. Nguyễn Thức

5/5 - (2 bình chọn)
About the author

Cảm ơn đã ghé thăm trang website của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ hoặc để lại câu hỏi trên trang page để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn. Nếu cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ 0967 434 115 hoặc truy cập trang web: vmedi.com.vn để đặt lịch bác sĩ tại nhà. Vmedi Team.

Leave a Reply