Thứ 2 - Thứ 7 7:30 - 21:00 0967 434 115yte.vmedi@gmail.com

Truyền nước biển và những điều cần biết

Vmedi > Tin Tức > Truyền nước biển và những điều cần biết

Truyền nước biển (vô nước biển) mang lại hiệu quả rõ rệt trong các trường hợp đúng người, đúng bệnh, đúng thời điểm và đúng liều. Bên cạnh những hiệu quả tích cực thì khi lạm dụng truyền nước biển cũng mang lại một số rủi ro tiềm ẩn. Cùng Vmedi tìm hiểu rõ hơn về tác dụng, những rủi ro khi thực hiện truyền nước biển tại nhà và những lưu ý cần thiết.

Tổng quan về truyền nước biển

Truyền nước biển là gì?

Truyền dịch hay truyền nước biển là việc đưa nhỏ giọt dung dịch truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch khi có chỉ định của bác sĩ nhằm mục đích hỗ trợ điều trị hoặc phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Truyền dịch rất phổ biến trong y tế, tùy thuộc vào loại dịch truyền được sử dụng, phương pháp truyền và liều lượng được chỉ định cho từng bệnh nhân cụ thể.

truyen-nuoc-bien-la-gi
Truyền nước biển rất phổ biến trong hỗ trợ điều trị và phục hồi cơ thể

Các nhóm dịch truyền phổ biến

Với hơn 20 loại dịch truyền phổ biến được sử dụng trong y tế hiện nay, có thể chia thành 3 nhóm chính:

  1. Nhóm cung cấp nước và điện giải: Bao gồm các loại dịch truyền như: NaCl 0,9%, natri Bicarbonate 1,4%, Ringer Lactat và Glucose có chứa lactat. Nhóm này được sử dụng khá phổ biến trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý: tiêu chảy, rối loạn điện giải, mất nước, mất máu do ngộ độc,…
  2. Nhóm cung cấp dưỡng chất: Bao gồm Glucose các nồng độ, Vitaplex, Polymina, Aminoplasma, Alvesin,… và các chất đạm, béo khác nhau. Nhóm này hay được sử dụng cho bệnh nhân suy nhược cơ thể, không ăn uống bình thường, trước hoặc sau phẫu thuật nhằm hồi phục cơ thể.
  3. Nhóm đặc biệt: Bao gồm các loại dịch Albumin, nhũ tương, dung dịch keo, huyết tương,… được chỉ định sử dụng trong những trường hợp đặc biệt để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.

Truyền nước biển có tác dụng gì?

Dịch truyền nước biển có tác dụng rất quan trọng và cần thiết đối với sức khỏe của cơ thể, bao gồm:

  • Cung cấp nước và điện giải cho cơ thể: Được sử dụng để cung cấp nước và muối cho cơ thể trong trường hợp bệnh nhân bị mất nước và muối do đau nhiễm, sốt, tiêu chảy, …
  • Cân bằng nội môi: Do có thành phần điện giải và pH tương tự như các dịch ngoại bào của cơ thể, hỗ trợ chữa trị một số các bệnh lý liên quan đến rối loạn acid kiềm như đau dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa, suy thận.
  • Giải độc cơ thể: Giúp giải độc cho các chất độc trong cơ thể thông qua thận, cải thiện sức khỏe và tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
  • Tăng áp lực tĩnh mạch: Được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như cấp cứu, thiếu máu nghiêm trọng hoặc bị sốc.
  • Hỗ trợ trong quá trình phẫu thuật: Được sử dụng để duy trì lượng nước và muối trong cơ thể trong quá trình phẫu thuật và giúp giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật.

Khi bệnh nhân có những triệu chứng mất nước, mất điện giải không kiểm soát trong các trường hợp. Bác sĩ sẽ chỉ định bù nước, điện giải bằng cách truyền dịch. Việc sử dụng dịch truyền cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ để tránh các tác dụng phụ như dị ứng, viêm nang tĩnh mạch, hoặc quá liều.

Khi nào cần truyền nước biển?

Truyền nước biển cần được áp dụng đúng lý do và đúng đối tượng bệnh nhân, thực hiện bất cứ thủ thuật xâm lấn nào trên cơ thể đều cần có sự chỉ định của bác sĩ. Khi cơ thể mất cân bằng các chỉ số quan trọng như nước, máu, muối, và chất điện giải, cần phải thay thế những khoản mất để đảm bảo sự ổn định. Để xác định mức mất của các yếu tố này, việc thực hiện xét nghiệm máu là điều cần thiết để có phương pháp bù đắp chính xác.

Vì vậy, việc khám và xét nghiệm là quan trọng trước khi tiến hành truyền nước. Tuy nhiên, trong một số tình huống, việc truyền nước có thể được thực hiện trước khi có kết quả xét nghiệm. Các tình huống bao gồm:

Sốt cao liên tục

Sốt cao thường xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, thường biểu hiện bằng sự tăng nhiệt độ cơ thể lên mức cao, từ 38 – 39°C, thậm chí có thể đạt tới 40 – 41°C. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, có triệu chứng như chảy mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ, v.v. Trong trường hợp này, việc truyền nước chứa muối khoáng và các chất điện giải thường chỉ cần thực hiện sau 2 – 3 ngày khi cơ thể đã mất nhiều nước và khi nguy cơ tái phát sốt cao vẫn còn, kèm theo tình trạng ăn uống hạn chế và nôn mửa nhiều.

Mất nước, điện giải

Mất nước dẫn đến giảm lượng dịch nội tiết trong cơ thể, thường đi kèm với sự suy giảm của các chất điện giải ở mức độ khác nhau. Triệu chứng thường gặp có thể bao gồm cảm giác khát, niêm mạc mắt khô, giảm lượng nước tiểu, nhịp tim nhanh, sụt huyết áp và sự sốc. Sự mất nước và thiếu hụt điện giải thường là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên khắp thế giới.

Mất nước và sự thiếu hụt điện giải thường xảy ra do nôn mửa, tiêu chảy, mất nước qua mồ hôi nhiều, bỏng, tắc nghẽn ruột gây sự mất dịch từ ruột,… Trong trường hợp này, điều trị thường bao gồm việc bù nước và điện giải thông qua truyền dịch qua đường tĩnh mạch bằng dung dịch Natri chlorid 0,9% hoặc Ringer lactat.

Suy nhược cơ thể

Tình trạng suy nhược cơ thể thường xuất hiện ở những người lao động quá sức, thiếu chế độ dinh dưỡng cân đối, người cao tuổi, người vừa ốm dậy hoặc phụ nữ sau khi sinh. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm cảm giác mệt mỏi, sự chán ăn, da tái màu, sụt cân, v.v. Do đó, việc truyền nước có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân bằng cách cung cấp nước và điện giải cần thiết cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể.

Thông thường, trong trường hợp suy nhược cơ thể, dung dịch truyền thường là nước muối cân bằng (NaCl 0,9%) và chứa các chất điện giải cần thiết hoặc bổ sung các loại dịch truyền Vitamin nếu cần thiết. Mỗi chai dung tích 500ml và thường được truyền trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 giờ.

Ngộ độc, rối loạn tiêu hóa

Khi xảy ra trường hợp ngộ độc do tiêu thụ thực phẩm bị ôi thiu, tiếp xúc với hóa chất độc hại, hoặc nhiễm vi khuẩn gây bệnh, thường xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy liên tục, dẫn đến sự mất nước và mất điện giải của bệnh nhân. Nếu không bù nước và điện giải kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp bệnh nhân mất nhiều dịch, có thể dẫn đến tình trạng lơ mơ, hôn mê, nhịp tim tăng, và huyết áp giảm, trong trường hợp này, cần thực hiện truyền nước với số lượng lớn và tốc độ nhanh.

Theo hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm, một số dung dịch thường được sử dụng cho việc truyền tĩnh mạch khi xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm bao gồm:

  • Dung dịch nước muối cân bằng (NaCl 0,9%)
  • Dung dịch Ringer lactat
  • Dung dịch Natri bicarbonat (NaHCO3 1,4%)

Trước và sau khi phẩu thuật

Trong quá trình phẫu thuật, cơ thể thường mất một lượng lớn máu, chứa nước và điện giải, do đó việc truyền nước là một phương pháp đầu tiên để giải quyết vấn đề này. Điều này giúp tạo ra một khoảng thời gian để kiểm soát chảy máu và chờ đợi nếu cần lấy máu truyền.

Dung dịch truyền thông thường được sử dụng trước và sau phẫu thuật bao gồm dung dịch NaCl 0,9% và dung dịch Ringer lactat, chúng được sử dụng để thay thế lượng máu bị mất và điều chỉnh thể tích tuần hoàn. Trong trường hợp mất máu nặng, dung dịch NaCl 0,9% hoặc dung dịch Ringer lactat có thể được truyền với lượng 1 lít trong vòng 20 phút để tăng áp huyết.

Quyết định truyền dịch phải được đưa ra bởi các bác sĩ khi đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và xác định lý do và liều lượng dịch truyền phù hợp.

Có nên truyền nước biển tại nhà không?

Sau khi tìm hiểu về tác dụng của việc truyền nước biển, bạn sẽ hiểu được tại sao một số người vẫn lựa chọn truyền nước biển để phục hồi sức khỏe khi họ cảm thấy mệt mỏi hoặc suy nhược. Tuy nhiên, không phải tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc kém ăn nào đều cần phải tiếp nhận liệu pháp truyền nước.

Để xác định liệu pháp truyền nước biển có cần thiết hay không, bệnh nhân cần tiến hành các xét nghiệm máu thích hợp. Khi kết quả xét nghiệm cho thấy một hoặc nhiều chỉ số trong huyết thanh thấp hơn mức bình thường, bác sĩ sẽ quyết định loại dung dịch truyền, liều lượng và thời gian truyền phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định như mất nước nặng do tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc,… bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch ngay mà không cần chờ kết quả xét nghiệm.

Truyền nước biển tại nhà chỉ phù hợp khi đã có chỉ định truyền dịch trước đó và được thực hiện bởi nhân viên y tế dày dặn kinh nghiệm để có thể xử trí những trường hợp ngoài ý muốn xảy ra. Không tự ý mua dịch truyền về truyền vì có thể gây ra các biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những rủi ro truyền nước biển tại nhà có thể xảy ra

Với những công dụng và tiện ích mang lại, truyền nước biển tại nhà rất phổ biến. Tuy nhiên, việc lạm dụng sử dụng dịch truyền cũng mang lại một số nguy cơ tiềm ẩn.

Phản ứng tại vị trí cắm kim dịch truyền

Vùng da tiếp xúc được lấy vein bị sưng tấy, đỏ, phù lên. Điều này có thể gây vỡ vein, viêm tĩnh mạch. Thậm chí một số trường hợp có thể bị hoại tử vùng cắm kim truyền do cắm chệch vein nhiều lần.

Phản ứng toàn thân khi truyền dịch

Điều này khá phổ biến với những trường hợp tự ý sử dụng dịch truyền tại nhà. Người bệnh vào một lượng lớn dịch không đúng và không cần thiết dẫn đến rối loạn điện giải, dị ứng toàn thân, nổi mẫn đỏ khắp người,…

Tệ hơn, nhiều trường hợp bắt đầu tình trạng lên cơn sốt cao, khó thở, tím tái, mất dần ý thức, … Đây là những dấu hiệu của sốc phản vệ – lúc này cần di chuyển gấp tới cơ sở y tế gần nhất.

Truyền dịch quá nhanh dẫn đến sốc

Theo chuẩn phác đồ, bệnh nhân và nhân viên y tế nên lưu ý về tốc độ sử dụng dịch truyền, đặc biệt là trong không gian tại nhà – khi mà không có đủ các dụng cụ hoặc thuốc nếu có trường hợp ngoài ý muốn xảy ra. Nên tuân thủ tốc độ truyền dịch, truyền chậm và theo dõi sát bệnh nhân.

Một số lưu ý khi truyền nước biển

Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh các tác dụng phụ khi truyền nước biển không đáng có, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Điều trị dựa trên chẩn đoán chính xác: Chỉ nên được thực hiện khi đã có chẩn đoán chính xác và được chỉ định bởi bác sĩ.
  • Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ: Truyền nước biển cần phải được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, với liều lượng và tốc độ truyền phù hợp.
  • Kiểm tra tình trạng bệnh nhân thường xuyên: Bệnh nhân cần được giám sát chặt chẽ khi đang truyền nước biển. Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu các tác dụng phụ.
  • Tác dụng phụ: Truyền nước biển cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Như chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, sốt, khó thở, sưng phù hoặc cảm giác khó chịu tại chỗ tiêm.
  • Không sử dụng cho các bệnh nhân có bệnh lý nặng như: Tăng Kali máu, tăng ure máu, suy tim, suy thận cấp, suy thận mãn,…
  • Tác dụng phụ của việc sử dụng lâu dài: Việc sử dụng nước biển trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ. Như tăng mức độ muối trong cơ thể, làm giảm mức độ nước trong cơ thể. Gây ra tình trạng khô da, khô mũi, khô miệng, khó tiểu hoặc suy giảm chức năng thận.
  • Đảm bảo quy trình thực hiện vô khuẩn, loại bỏ hoàn toàn bọt khí trong dây truyền dịch. Thường xuyên kiểm tra dây tránh trường hợp tác nghẽn.
luu-y-khi-truyen-nuoc-bien-tai-nha
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi truyền dịch

Một số thắc mắc thường gặp về truyền nước biển

Trong quá trình thực hiện việc truyền dịch, bệnh nhân hoặc người chăm sóc có thể gặp một số thắc mắc hoặc vấn đề như sau:

  • Cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng tiêm: Điều này có thể xảy ra khi kim truyền đặt vào tĩnh mạch không đúng cách. Hoặc không được kiểm soát đúng lượng dung dịch truyền vào.
  • Khó thở hoặc cảm giác nặng ngực: Điều này có thể xảy ra khi truyền nhanh hoặc có quá nhiều dung dịch truyền vào. Điều này dẫn đến tăng áp lực trong lòng mạch và gây ra khó thở.

Cần phải tuân thủ các hướng dẫn cẩn thận và được chỉ định bởi bác sĩ, kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình truyền dịch.

Truyền nước biển ở tay nào?

Phụ thuộc vào tĩnh mạch có thể lấy ở tay phải, tay trái thậm chí là ở chân.

Truyền nước biển có mập không?

Không có cơ sở để cho rằng dịch truyền nước sẽ mập hoặc tăng cân.

Truyền nước biển trong bao lâu?

Một chai truyền khi thực hiện tùy vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Có thể 2 tiếng, 4 tiếng, thậm chí 10 – 12 tiếng đối với các bệnh nhân có các tiền sử bệnh liên quan.

Giá chai truyền nước biển tại bệnh viện là bao nhiêu?

Truyền dịch từ lâu đã rất phổ biến tại các cơ sở y tế. Chi phí tại các bệnh viện, phòng khám thường dao động từ 100.000đ – 300.000đ tùy vào mỗi cơ sở.

Giá chai truyền nước biển tại nhà là bao nhiêu?

Các dịch vụ truyền nước tại nhà hiện nay thường có chi phí cao hơn so với tại bệnh viện. Thông thường chi phí sẽ rơi vào khoảng từ 400.000đ – 800.000đ/chai truyền nước biển.

Thực tế, khi sử dụng các dịch vụ truyền nước tại nhà. Bệnh nhân cũng cần phải có y lệnh của bác sĩ và được thăm khám. Thay vì tại bệnh viện, các nhân viên y tế phải di chuyển tới địa điểm của bệnh nhân. Điều này làm tăng chi phí của loại hình này.

Việc truyền nước biển có những ưu điểm quan trọng trong tình huống khẩn cấp và theo các mục đích cụ thể phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của người sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, việc áp dụng phương pháp này cần tuân thủ các quy tắc và chỉ dẫn chính xác. Lạm dụng việc truyền nước biển có thể mang lại hậu quả không mong muốn.

Việc truyền nước biển sẽ mang lại nhiều lợi ích khi được thực hiện đúng cách, dựa trên chẩn đoán chính xác và tình trạng sức khỏe cụ thể. Điều này đặt ra một yêu cầu quan trọng là người dùng không nên tự tiến hành quá trình truyền nước tại nhà mà không có hiểu biết chuyên sâu về vấn đề này, hoặc không được chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Để đảm bảo thông tin chính xác và hiểu rõ hơn về việc truyền nước biển, hãy liên hệ với chúng tôi để đặt lịch thăm khám tại đây hoặc gọi đến số hotline để được tư vấn miễn phí tại hệ thống dịch vụ y tế Vmedi. Đồng thời, bạn cũng có thể truy cập website Tin tức y tế để cập nhật thông tin về sức khỏe và dinh dưỡng hàng ngày.

Lưu ý rằng thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu. Việc áp dụng các phương pháp truyền nước biển nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế và chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

truyen-nuoc-bien-tai-nha-vmedi
Vmedi – Dịch vụ truyền nước biển tại nhà

Để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bệnh nhân. Chúng tôi chỉ hỗ trợ tiêm, truyền tại nhà với các trường hợp “cấp cứu” hoặc đã có chỉ định của bác sĩ trước đó. Bệnh nhân và người nhà không tự ý sử dụng dịch truyền khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn chưa có sự thăm khám của bác sĩ, hãy đặt ngay một bác sĩ khám bệnh tại nhà của chúng tôi. Các bác sĩ sẵn sàng hỗ trợ bạn dù bạn ở tại bất cứ khu vực nào trên địa bàn TP HCM.

Liên hệ tới chúng tôi: 0967 434 115
Theo dõi chúng tôi tại: Facebook.com/yte.vmedi/

4.9/5 - (47 bình chọn)
About the author

Cảm ơn đã ghé thăm trang website của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ hoặc để lại câu hỏi trên trang page để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn. Nếu cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ 0967 434 115 hoặc truy cập trang web: vmedi.com.vn để đặt lịch bác sĩ tại nhà. Vmedi Team.

Related Posts

Leave a Reply