Thứ 2 - Thứ 7 7:30 - 21:00 0967 434 115yte.vmedi@gmail.com

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Vmedi > Tin Tức > Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang có biểu hiện khá giống nhau nên nhiều người dễ nhầm lẫn giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ bởi 2 bệnh này có cách phòng và điều trị khác nhau.

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thể hiện sự phản ứng của hệ miễn dịch nhằm đáp ứng lại các chất đặc hiệu gọi là dị nguyên. Ví dụ về dị nguyên thường gặp là phấn hoa, lông vật nuôi trong nhà, bọ nhà,… Các triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng bao gồm: Hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt mũi, ngứa mũi, ho, cảm giác đờm ở trong họng, ngứa mắt, chảy nước mắt…

Viêm xoang là bệnh lý thể hiện tình trạng nhiễm trùng của lớp màng niêm mạc lót trong lòng các xoang gây ra bởi các loại vi khuẩn, virus hay tình trạng dị ứng dẫn tới phù nề, làm hẹp đường kính các lỗ xoang, dẫn tới các triệu chứng chảy mủ, ứ đọng dịch trong khoang mũi. Người bệnh có thể bị viêm xoang cấp tính hoặc mạn tính.

Bản chất của viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Bản chất của viêm mũi dị ứng đó là sự phản ứng, phản xạ của xoang mũi đối với các tác nhân có hại bên ngoài môi trường như mùi lạ, ấm mốc, bụi bẩn, thậm chí đến thời tiết thay đổi thất thường cũng khiến cho mũi bạn có sự nhảy cảm.

Những tác nhân này nó thường xâm nhập qua da thông qua các lỗ chân lông, qua đường hô hấp hít thở hằng ngày của mỗi người. Và cuối cùng là qua quá trình ăn uống chưa đúng cách và hợp vệ sinh.

Bệnh viêm mũi dị ứng mang tính cơ địa và có yếu tố di truyền bởi nếu bố hoặc mẹ mắc viêm mũi dị ứng thì khả năng lây truyền bệnh cho con ở mức 30%, còn nếu bố mẹ đều có tiền sử bệnh thì tỷ lệ con bị mắc lên tới 50%.

Viêm xoang là bệnh lý tác nhân gây bệnh là do do tổn thương, nhiễm trùng, vi khuẩn và nấm gây hại ở các hốc xoang, khoang mũi. Viêm xoang cấp tính bắt nguồn từ cơ địa dị ứng, còn viêm xoang mãn tính không liên quan đến yếu tố di truyền.

Theo thống kê của bộ y tế, những người bị viêm xoang đa phần nằm ở lứa tuổi trưởng thành trở lên.

So với viêm mũi dị ứng thì viêm xoang khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu trong người. Lúc nào cũng đau buốt vùng mũi và hiện tượng chảy nước mũi ròng ròng. Bên cạnh đó, hiện tượng này sẽ xảy ra khá thường xuyên.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Nhìn chung, viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều có chung 2 triệu chứng giống nhau là gây ngứa mũi và nghẹt mũi. Thế nhưng sẽ có các biểu hiện khác nhau như:

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng:

  • Hắt hơi nhiều.
  • Chảy nước mũi liên tục.
  • Ngứa vùng mũi.
  • Đau nhức đầu.
  • Ngạt mũi, tắc mũi, khó thở.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
  • Giảm sự tập trung.
  • Ho dai dẳng.
  • Đỏ mắt, ngứa mắt.
    • Viêm mũi dị ứng là bệnh có thể do di truyền. Nếu không điều trị kịp thời, để tái phát nhiều lần có thể dẫn tới viêm xoang mạn tính và polyp mũi.

Triệu chứng khi bị viêm xoang:

  • Đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má.
  • Ho dai dẳng, kéo dài, đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm.
  • Dịch mũi chảy xuống vùng họng, dịch có thể chuyển sang màu xanh hoặc vàng, có thể kèm mủ và có mùi hôi do vi khuẩn phát sinh.
  • Bệnh nhân có thể bị nghẹt mũi, tắc mũi một hoặc cả hai bên mũi.
  • Suy giảm khứu giác, khó khăn trong việc ngửi mùi, thậm chí không ngửi thấy mùi.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu, có cảm giác đau răng ở hàm trên.
  • Ngứa mũi, nghẹt mũi và hắt hơi liên tục.
  • Đau hoặc sưng xung quanh khu vực mắt, khiến tầm nhìn bị hạn chế.
  • Sốt…
    • Viêm xoang không có tính di truyền. Nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể biến chứng thành một số bệnh như: Viêm họng mạn tính, viêm màng não, viêm não, viêm xoang mũi mãn tính…

Biến chứng của viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Viêm mũi dị ứng là bệnh lành tính, không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng kéo dài và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm xoang mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính, polyp mũi – xoang.

Còn viêm xoang lâu ngày có nguy cơ dẫn đến các biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm não, áp xe hậu nhãn…

Điều trị viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Điều trị viêm mũi dị ứng

Điều trị bằng nội khoa: Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của bệnh nhân để kê đơn thuốc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Kháng sinh, steroids dạng uống, dạng xịt, co mạch đường uống, co mạch đường tại chỗ.
  • Kháng histamin dạng uống, dạng xịt.
  • Kháng cholinergic, thuốc ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào.
  • Thuốc kháng leukotriene.

Điều trị bằng phẫu thuật: Viêm mũi dị ứng điều trị bằng biện pháp phẫu thuật chỉ định cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng có polyp, thoái hóa cuốn mũi, một số yếu tố thuận lợi về cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn, gai vách ngăn.

Điều trị viêm xoang

Điều trị bằng nội khoa: Điều trị viêm mũi xoang bằng nội khoa chủ yếu áp dụng cho những trường hợp viêm xoang cấp tính. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc kháng dị ứng hoặc thuốc co mạch chống xuất tiết bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen,…
  • Thuốc chống xung huyết: Phenylephrine, Oxymetazoline,…
  • Thuốc kháng histamin: Nhóm loratadine, cetirizin, fexofenadine,…
  • Kháng sinh thuộc nhóm Betalactam hoặc Macrolid: Sử dụng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc có các triệu chứng kéo dài
  • Kháng viêm: Alpha Chymotrypsin, Bromelain,…

Điều trị bằng phẫu thuật: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chữa viêm xoang cho các trường hợp sau đây:

  • Điều trị nội khoa nhưng không đem lại hiệu quả, bệnh xoang kéo dài và dai dẳng không dứt.
  • Phát hiện những tổn thương, bất thường ở vùng mũi xoang, chẳng hạn như polyp mũi có kích thước quá lớn, lệch vách ngăn mũi,…
  • Bệnh đã gây ra các biến chứng khá nguy hiểm như chèn vào dây thần kinh thị giác, viêm ổ mắt.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng:

  • Tránh tiếp xúc và hít phải chất gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông thú, hóa chất…
  • Khi thay đổi thời tiết, điều tiết độ ẩm, ấm đề phòng viêm đường hô hấp.
  • Chú ý giữ vệ sinh mũi, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn các thức ăn có thể gây dị ứng.
  • Tránh uống các chất kích thích, tránh xa khói thuốc lá.
  • Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng cơ thể, giảm béo phì.

Phòng ngừa viêm xoang:

  • Sử dụng một số vật dụng bảo vệ cơ thể như khẩu trang, áo khoác, khăn choàng,… khi đi ra ngoài để tránh các tác nhân gây hại đến sức khỏe.
  • Hạn chế tiếp xúc với những vùng có nhiều khói bụi, chất thải, khí hôi hay khói thuốc lá.
  • Tránh để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của quạt hay máy lạnh khi nằm ngủ hoặc khi ngồi làm việc.
  • Khi tắm hoặc đi bơi, nếu không may bị nước chảy vào lỗ mũi hoặc tai cần nhanh chóng xử lý và xử lý đúng cách để tránh làm tổn thương đến vùng xoang.
  • Chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống. Nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng. Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng hoặc gây ngứa mũi.
  • Tăng cường vận động cơ thể để tăng sức đề kháng.
  • Khi xuất hiện một số triệu chứng như: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, tắc mũi,… cần đến các cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời, phòng ngừa bệnh chuyển biến nặng.

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang là 2 bệnh lý có những triệu chứng bệnh gần giống nhau, chính vì thế mỗi người cần có kiến thức phân biệt 2 căn bệnh này để phòng và điều trị hiệu quả hơn. Các bạn còn thắc mắc nào để lại câu hỏi dưới comment để vmedi có thể giải đáp cho bạn nhé.

Ds. Nguyễn Thức
Nguồn: Tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)
About the author

Cảm ơn đã ghé thăm trang website của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ hoặc để lại câu hỏi trên trang page để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn. Nếu cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ 0967 434 115 hoặc truy cập trang web: vmedi.com.vn để đặt lịch bác sĩ tại nhà. Vmedi Team.

Leave a Reply