Thứ 2 - Thứ 7 7:30 - 21:00 0967 434 115yte.vmedi@gmail.com

Tụt huyết áp có truyền nước được không?

Vmedi > Tin Tức > Tụt huyết áp có truyền nước được không?

Tụt huyết áp là một trong những tình trạng rối loạn huyết động. Huyết áp thấp gây ra tình trạng choáng váng, say sẩm. Đôi khi diễn biến nặng đến mức cần can thiệp cấp cứu. Vậy tụt huyết áp có truyền nước được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết này để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tụt huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Tụt huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu trong mạch máu, thực hiện vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất và oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Nó phụ thuộc vào sức ép đẩy từ hành động co bóp của tim và sức cản từ hệ mạch ngoại vi. Huyết áp là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe.

Tụt huyết áp có thể gây ra tình trạng thiếu máu oxy và dưỡng chất cần thiết cho não và các cơ quan khác trong cơ thể. Rối loạn này có thể dẫn đến các bệnh như thiếu máu cơ tim và thiếu máu não.

Mặc dù huyết áp không có một con số cố định, nhưng nó luôn dao động trong khoảng giá trị sinh lý bình thường. Tuy nhiên, khi giá trị huyết áp hạ thấp hơn 90/60 mmHg qua nhiều lần đo liên tiếp, thì bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh tụt huyết áp. Nếu tình trạng bệnh nhân tiến triển xấu, cần can thiệp y khoa và nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và can thiệp kịp thời.

Tụt huyết áp có nguy hiểm không?

Trước khi tiếp cận vấn đề liệu có nên truyền nước cho bệnh nhân bị tụt huyết áp, cần phải hiểu rõ mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Tổng thể, cả tụt huyết áp và tăng huyết áp đều là những bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhiều biến chứng phức tạp. Những biến chứng đó có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Triệu chứng

Khi huyết áp giảm đột ngột, bệnh nhân thường có triệu chứng choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, người mệt nhanh và vã mồ hôi. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực.

Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân mất tỉnh, suy giảm ý thức hoặc ngất xỉu, gây ra các tình trạng nguy kịch đe dọa đến tính mạng.

Biến chứng

Sau khi tụt huyết áp diễn biến từ nhẹ đến nặng, nhiều biến chứng có thể xảy ra như:

  • Suy thận cấp
  • Suy tim cấp
  • Tác động xấu đến hệ thống thần kinh trung ương
  • Đột quỵ do huyết áp giảm đột ngột,
  • Suy giảm chức năng sinh lý
  • Rối loạn nhịp tim và các tình trạng sốc như: sốc phản vệ, sốc chấn thương.

Nếu tụt huyết áp kéo dài có thể gây suy tuần hoàn não và dẫn đến tổn thương não, gây suy giảm trí nhớ, liệt dây thần kinh, động kinh và các biến chứng khác.

Tụt huyết áp truyền nước biển được không?

Trường hợp có thể truyền nước biển

Bệnh nhân khi bị tụt huyết áp, một câu hỏi thường được đặt ra là liệu có nên sử dụng phương pháp truyền nước biển hay không? Thông thường, phương pháp này được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân gặp tụt huyết áp do các nguyên nhân sau đây:

  • Mất nước hoặc mất điện giải do nôn ói hoặc tiêu chảy nặng.
  • Mất máu hoặc chảy máu gây nguy hiểm.
  • Thiếu máu cục bộ ở mức độ nghiêm trọng.

Phương pháp truyền nước hay truyền dịch được sử dụng nhằm bù nước, bù điện giải và bù máu cho bệnh nhân khi họ không thể tự ăn, uống được. Ngoài ra, phương pháp này còn được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị hôn mê, rối loạn ý thức hoặc tâm thần, hoặc bị tổn thương vùng hầu họng hoặc thực quản.

tut-huyet-ap-co-truyen-nuoc-duoc-khong
Giải đáp: Tụt huyết áp có truyền nước được không?

Vậy thì khi bị tụt huyết áp có thể truyền nước, truyền dịch với những tình huống cụ thể ở trên. Tuy nhiên, việc sử dụng dịch truyền cần có chỉ định của bác sĩ dưới mọi trường hợp. Tránh lạm dụng truyền dịch bừa bãi gây ra những tác động xấu đến cơ thể.

Những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi truyền dịch bừa bãi

Mặc dù truyền nước hoặc truyền dịch là một phương pháp hồi phục huyết áp nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này cần có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng dịch truyền không đúng cách, có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho bệnh nhân, bao gồm:

  • Thừa nước hoặc dịch trong cơ thể, dẫn đến quá tải tuần hoàn.
  • Gây rối loạn nhịp tim, tăng tốc độ tim đập, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Gây phù phổi cấp và suy hô hấp cấp.
  • Truyền nhầm loại dịch hoặc không đúng liều lượng sẽ gây sốc phản vệ.
  • Quá tải thế tích có thể gây tràn dịch màng bụng hoặc màng phổi.
  • Dễ gây ra suy tim, đặc biệt là ở những bệnh nhân có sẵn các bệnh lý tim mạch như hẹp hở van tim hoặc hẹp hở van động mạch chủ.
  • Gây nhiễm trùng huyết.
  • Gây rối loạn điện giải hoặc mất nước toàn diện.
  • Gây rối loạn thăng bằng kiềm toan, dẫn đến rối loạn tri giác, hôn mê hoặc mê sảng.
  • Tắc mạch phổi do khí trong dây truyền lọt vào trong lòng mạch (do kỹ thuật không chính xác).
  • Gây tăng đường huyết, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, tình trạng đường huyết tăng có thể gây ra biến chứng hôn mê do nhiễm toan ceton hoặc do tăng áp lực thẩm thấu máu.

Xử trí khi bị tụt huyết áp

Sau khi nắm được vấn đề bị tụt huyết áp có nên truyền dịch không, cùng tìm hiểu thêm một số cách xử trí khác khi tụt huyết áp đột ngột. tham khảo những biện pháp dưới đây:

Phòng tránh và điều trị an toàn tại nhà

Để duy trì sức khỏe, cần tuân thủ chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tập luyện thường xuyên. Khi gặp phải tình trạng mệt mỏi hoặc chóng mặt, cần uống đủ lượng nước và tránh sử dụng các chất kích thích.

Nếu xuất hiện tình trạng tụt huyết áp, cần nhanh chóng ngồi xuống, thả lỏng, kê đầu thấp và kê chân cao để giúp máu lưu thông trở lại tim và não. Ngoài ra, có thể sử dụng dung dịch Oresol hoặc nước cháo muối để khắc phục tình trạng tụt huyết áp do tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…

Trong trường hợp chảy máu, cần cầm máu bằng băng ép hoặc garo và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu bệnh nhân ngất xỉu hoặc mất ý thức.

Biện pháp chuyên khoa điều trị tụt huyết áp

  • Sử dụng thuốc tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng thuốc vận mạch, trợ tim mạch và tăng sức bóp của tim để nâng huyết áp tại khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực.
  • Truyền dung dịch mục đích tăng huyết áp và dịch truyền cao phân tử theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng các thuốc chống sốc, chống dị ứng và chống co mạch.
  • Lên phương án cầm máu hoặc điều trị các tình trạng chấn thương do tai nạn như phẫu thuật hoặc can thiệp y khoa sâu.
Trên đây là những thông tin cần thiết mà bài viết cung cấp, hy vọng người bệnh sẽ hiểu được vấn đề tụt huyết áp có truyền nước được không. Từ đó, sẽ có hướng xử trí phù hợp để bảo vệ an toàn cho chính mình và người thân. Tránh tình trạng xảy ra những biến chứng nặng mà không được xử trí kịp thời.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

5/5 - (2 bình chọn)
About the author

Cảm ơn đã ghé thăm trang website của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ hoặc để lại câu hỏi trên trang page để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn. Nếu cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ 0967 434 115 hoặc truy cập trang web: vmedi.com.vn để đặt lịch bác sĩ tại nhà. Vmedi Team.

Related Posts

Leave a Reply