Thứ 2 - Thứ 7 7:30 - 21:00 0967 434 115yte.vmedi@gmail.com

Xử trí những biến cố, tai biến khi tiêm truyền tĩnh mạch

Vmedi > Tin Tức > Xử trí những biến cố, tai biến khi tiêm truyền tĩnh mạch

Xử trí các tai biến khi tiêm, truyền tĩnh mạch rất quan trọng vì những biến cố và tai biến có thể xảy ra và đòi hỏi sự can thiệp kịp thời để giảm thiểu tác động đến sức khỏe của bệnh nhân. Các biến cố ngoài ý muốn có thể xảy ra như: Tắc kim, phồng nơi tiêm, vỡ vein khi truyền dịch,… Cùng tìm hiểu những cách xử trí biến cố, tai biến khi tiêm truyền tĩnh mạch qua bài viết dưới đây.

Tắc kim

Khi kim tiêm đâm trúng vào tĩnh mạch và máu bị đông lại ngay tại đầu mũi kim, tạo nên tắc kim tiêm, việc cần thực hiện là rút kim ra và thay bằng một kim khác để tiêm lại thuốc.

Tắc kim do lưu kim luồn: ta có thể sử dụng bơm tiêm nước muối và trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng bơm tiêm heparin để rút cục máu đông ra khỏi đường tiêm. Tuy nhiên, cần tránh việc bơm ngược vào đường tiêm một cách vội vã, vì điều này có thể đẩy cục máu đông lớn vào cơ thể và gây tắc mạch máu, đặc biệt là trong trường hợp các mạch máu quan trọng như mạch tim hay mạch não, gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Phồng nơi tiêm

Khi đâm kim tiêm vào tĩnh mạch và máu trào vào bơm tiêm, nhưng khi tiêm thuốc vào thì phần bơm tiêm lại phồng lên do mũi vát của kim tiêm xuyên mạch hoặc làm vỡ tĩnh mạch.

Xử trí:

  • Không cố gắng điều chỉnh mũi kim để tránh làm phù thêm, mà cần rút bỏ kim đó và thay bằng một kim khác.
  • Hướng dẫn bệnh nhân chườm lạnh vùng phù để giảm đau, sau đó chườm ấm để giúp máu tụ tan và thuốc được hấp thu nhanh chóng.
  • Sau khi tiêm xong, cần dặn bệnh nhân tiếp tục chườm ấm vùng máu tụ hoặc nơi tiêm để giúp máu tụ tan nhanh hơn.

Bệnh nhân bị sốc hoặc ngất

Xử trí tai biến khi tiêm truyền khi bệnh nhân bị sốc đặc biệt là sốc phản vệ rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân nếu không xử trí kịp thời.

Nguyên nhân: Bệnh nhân có thể do sợ hãi hoặc trải qua sốc thuốc sau khi tiêm thuốc.

Xử trí:

  • Nếu do sốc thuốc, cần xử trí ngay theo phác đồ chống sốc phản vệ.
  • Nếu do bệnh nhân sợ hãi, cần đưa bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ, ủ ấm và động viên bệnh nhân. Cần theo dõi tình trạng của bệnh nhân trong vòng 15 – 30 phút sau khi tiêm thuốc.

Tắc mạch do bọt khí

Trường hợp này rất hay xảy ra trong truyền dịch tĩnh mạch.

Nguyên nhân: Tắc mạch do bọt khí có thể xảy ra trong dây truyền dịch hoặc bơm tiêm. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do thuốc gây sinh khí, cắm dây truyền dịch vào chai khi chưa kéo khóa, xả dịch cho dịch chảy vào dây truyền tốc độ không đều hoặc bóp cho dịch chảy vào bầu đếm giọt quá ít.

Xử trí khi dây truyền dịch xuất hiện bọt khó

Để xử trí tắc mạch do bọt khí trong dây truyền dịch, ta có thể thực hiện các biện pháp như sau:

  • Kéo khóa dây truyền khi cắm dây vào chai.
  • Lắc trộn nhẹ nhàng cho những thuốc kháng sinh tạo bọt khí, giúp bọt khí tan hết từ từ rồi mới cắm dây truyền vào.
  • Bóp bầu đếm giọt dứt khoát, sao cho mức dịch là 2/3 bầu.
  • Thao tác xả dịch: mở dịch chảy tốc độ nhanh vừa, đảm bảo dịch trong dây truyền đi tốc độ đều đặn cho đến khi hết dây.

Xuất hiện bọt khí trong dây truyền:

  • Nếu khí chỉ xuất hiện ít, bọt khí lăn tăn gần bầu đếm giọt, cần căng dây, búng nhẹ để bọt khí tan hoặc di chuyển về phía bầu dịch.
  • Nếu khí chỉ xuất hiện ít, bọt khí lăn tăn gần đầu kim truyền dịch, cần xả dịch từ từ để đuổi hết bọt khí ra ngoài.
  • Nếu khí xuất hiện nhiều và đoạn khí nằm gần đầu kim, có thể đuổi khí bằng cách xả dịch hoặc dùng bơm tiêm hút khí ra cho hết lượng khí, sau đó bơm lại dịch vào chai dịch truyền. Tuy nhiên, việc rút khí và bơm trả dịch lại cần phải đảm bảo vô trùng hoàn toàn.
  • Nếu khí xuất hiện nhiều và đoạn khí nằm giữa hoặc gần bầu đếm giọt, không thể sử dụng phương pháp xả dịch, đặc biệt là đối với những loại dịch pha kháng sinh hoặc kháng sinh, hay dịch cao phân tử như máu/dextran 70, vì sẽ làm mất lượng thuốc cần truyền. Trong trường hợp này, cần sử dụng bơm tiêm hút dịch ra cho đến khi lấy được hết khí (tùy vào vị trí đoạn khí mà dùng bơm tiêm lớn hay nhỏ), sau đó bơm trả dịch vào chai. Thao tác này yêu cầu đảm bảo vô trùng hoàn toàn.

Xử trí khi bơm tiêm xuất hiện bọt khí

Đối với bơm tiêm xuất hiện bọt khí xử trí như sau:

  • Khi xuất hiện khí lăn tăn nhỏ trong bơm tiêm, nên kéo nòng để bơm tiêm đứng thẳng ngang tầm mắt, sau đó đẩy nòng lên từ từ để ép khí ra ngoài.
  • Nếu khí lăn tăn nhỏ và chưa nhiều, có thể kéo nòng và chờ khí tụ về phía đầu kim truyền dịch rồi đẩy nòng ép khí ra.
  • Trong trường hợp lượng khí lăn tăn nhiều, nên kéo nòng về tạo khoảng trống, sau đó lắc nghiêng bơm tiêm nhẹ nhàng để bọt khí tan đều. Tuy nhiên, không nên búng vào bơm tiêm để đuổi khí vì lực búng có thể làm tạo thêm bọt khí.

Bị vỡ ven khi truyền dịch

Trường hợp vị vỡ vein hay vỡ mạch máu ( vỡ tĩnh mạch) xảy ra rất phổ biến, đặc biệt ở người già.

Dấu hiệu: Sưng, phù, bầm tím nơi lấy ven, chảy máu khó cầm.

Nguyên nhân: Các mạch máu bị xơ cứng, giảm tính đàn hồi nên khi kim đâm vào mạch máu để lấy máu, truyền dịch thì mạch máu không có tính đàn hồi sẽ xảy ra tình trạng vỡ mạch máu (vỡ vein)

Xử trí:

  • Ngưng tiêm, truyền ngay lập tức.
  • Phối hợp với nhân viên y tế để xử trí rút kim.
  • Lấy lại vein chỗ khác nếu cần thiết. Tiêm, truyền dịch chảy thật chậm để tránh tình trạng áp lực lớn gây vỡ vein.
  • Theo dõi tình trạng của bệnh nhân liên tục.

Đâm nhầm vào động mạch

Trường hợp đâm nhầm vào động mạch khi tiêm, truyền tĩnh mạch cần được xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Dấu hiệu: máu trào vào bơm tiêm hoặc dây truyền, có nhịp tim đập, máu đỏ tươi, và bệnh nhân đau buốt tại vị trí tiêm. Nếu bệnh nhân có đặt huyết áp động mạch XL, chỉ số này sẽ tăng cao khi tiêm nhầm thuốc vào line của ĐMXL.

Xử trí:

  • Giữ nguyên đường truyền và dùng nước muối sinh lý duy trì.
  • Khí máu, áp lực mạch máu cũng cần được kiểm tra để đánh giá và nhận biết sự tiến triển của tổn thương.
  • Sử dụng thuốc kháng đông theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nâng cao chi bị tổn thương, giảm đau và tăng cường lưu thông máu.

Hoại tử khi tiêm, truyền

Khi xảy ra tình huống tiêm truyền tĩnh mạch gây hoại tử do sử dụng những loại thuốc không được chỉ định cho tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt như calci clorua…

Triệu chứng: khu vực tiêm sưng, đỏ, đau, ban đầu cứng rồi trở nên mềm nhũn giống như ổ áp xe.

Xử trí:

  • Đặt băng ấm lên chỗ tiêm.
  • Nếu có hoại tử, đặt một miếng băng mỏng để tránh nhiễm khuẩn và có thể phải tiến hành rạch nếu khu vực hoại tử lớn.
xu-tri-tai-bien-khi-tiem-truyen-tinh-mach
Xử trí biến cố, tai biến khi tiêm truyền tĩnh mạch

Hiện nay truyền dịch tại nhà rất phổ biến và dẫn đến nhiều biến cố ngoài ý muốn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức xử trí tai biến khi tiêm truyền. Nếu cần hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc.

Rate this post
About the author

Cảm ơn đã ghé thăm trang website của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ hoặc để lại câu hỏi trên trang page để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn. Nếu cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ 0967 434 115 hoặc truy cập trang web: vmedi.com.vn để đặt lịch bác sĩ tại nhà. Vmedi Team.

Related Posts

Leave a Reply