Thứ 2 - Thứ 7 7:30 - 21:00 0967 434 115yte.vmedi@gmail.com

Tìm hiểu về đạm sữa truyền tĩnh mạch và lưu ý sử dụng

Vmedi > Tin Tức > Tìm hiểu về đạm sữa truyền tĩnh mạch và lưu ý sử dụng

Đạm sữa truyền, đạm nhũ tương, đạm nuôi dưỡng hay túi dinh dưỡng 3 ngăn,… không còn xa lạ đối với những bệnh nhân cần nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Cùng tìm hiểu về dịch truyền đạm sữa truyền tĩnh mạch qua bài viết này.

Đạm sữa truyền tĩnh mạch là gì?

Đạm sữa truyền và túi dinh dưỡng 2 ngăn, 3 ngăn thuộc nhóm dịch truyền dinh dưỡng tĩnh mạch nhằm nuôi ăn ngoài đường tiêu hóa cho bệnh nhân trong những trường hợp đường tiêu hóa không thể, không đáp ứng đầy đủ hoặc chống chỉ định dinh dưỡng.

Đạm sữa nhũ tương lipid được bào chế dưới dạng nhũ tương truyền tĩnh mạch có màu trắng sệt đồng nhất. Khác với dịch nhũ tương thì túi dinh dưỡng có 2 hoặc 3 ngăn bao gồm nhũ dịch lipid, dung dịch glucose, amino acid và chất điện giải. Đạm sữa truyền hay túi dinh dưỡng đều cung cấp các acid béo thiết yếu như một phần của nuôi dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch.

dam-sua-truyen
Đạm sữa – Nhũ dịch Lipid

tui-dinh-duong-3-ngan
Túi dinh dưỡng 3 ngăn

Qua các thế hệ nhũ dịch lipid đạm sữa cải thiện tính gây viêm và tính chống viêm. Nhũ dịch đạm sữa được phân loại cho đến nay được biết qua 4 thế hệ là:

  • Thế hệ 1 1960: Soybean Oil (Intralipid)
  • Thế hệ 2 1980s: Soybean Oil + MCT
  • Thế hệ 3 1990s: Soybean Oil + Olive Oil (ClinOleic)
  • Thế hệ 4 hiện tại: Fish Oil (Omegaven), Fish Oil + MCT + Olive Oil + Soybean Oil (SMOFlipid)

Truyền đạm sữa có tác dụng gì?

Nhũ dịch lipid cũng được sử dụng khi đường tiêu hóa cần nghỉ ngơi và chống chỉ định ăn uống. Cần thiết trong bệnh Crohn, viêm tụy, viêm loét đại tràng và tiêu chảy kéo dài ở người lớn và trẻ nhỏ.

Truyền đạm sữa được chỉ định trong những trường hợp cần bổ sung dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa.  Nhũ dịch cung cấp năng lượng và acid béo cần thiết khi bệnh nhân không ăn được do chấn thương, nhiễm khuẩn, bỏng nặng hoặc sau khi mổ ở người có rối loạn dinh dưỡng.

Đạm sữa truyền tĩnh mạch được sử dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu ruột bị tắc nghẽn, có lỗ rò đường tiêu hóa (kết nối bất thường) hoặc khi ruột non không hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách.

Tìm hiểu về: Truyền nước hoa quả

Các loại nhũ dịch đạm sữa và túi dinh dưỡng 2 ngăn, 3 ngăn

Đạm sữa (nhũ dịch lipid) Túi dinh dưỡng 2 ngăn, 3 ngăn
Lipidem®, Lipofundin® MCT/LCT 10%, Lipofundin® MCT/LCT 20%, Lipovenoes® 10%, … Túi dinh dưỡng 2 ngăn: Nutriflex® peri, Nutriflex® plus, Nutriflex® special.
Túi dinh dưỡng 3 ngăn: Nutriflex® Lipid peri, Nutriflex® Lipid special, Combilipid® Peri, MG-TAN inj.

Ngoài những loại đã được liệt kê ở trên, sẽ có những tên thương mại khác. Tham khảo các thông tin về thuốc cũng như nhãn hiệu trước khi sử dụng tại cục quản lý dược của Bộ Y Tế.

Cách sử dụng nhũ dịch truyền đạm sữa

Lắc nhẹ trước khi sử dụng. Nhũ tương lipid là thích hợp để sử dụng ở tĩnh mạch ngoại biên và cũng có thể được cho dùng riêng qua các tĩnh mạch ngoại biên như một phần của nuôi dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch. Nếu nhũ tương lipid được dùng đồng thời với các dung dịch acid amin và carbohydrate, phải đặt đầu nối chữ Y hoặc đầu nối thông càng gần bệnh nhân càng tốt.

Là một nhũ dịch có tính chất kém bền nên tránh việc trộn chung với các dung dịch khác vì sẽ phá vỡ độ bền vững của các tiểu phân chất béo.

Lưu ý trước khi sử dụng nhũ dịch lipid

Xét nghiệm trước khả năng đào thải lipid

Lấy mẫu máu và ly tâm trước khi truyền đạm sữa. Nếu thấy huyết tương giống như sữa hoặc trắng đục, thì không được truyền. Không đánh giá tình trạng tăng triglycerid máu bằng phương pháp này. Nếu nghi ngờ bệnh nhân không dung nạp lipid, cần dùng những phương pháp xét nghiệm đặc hiệu để phân tích triglycerid huyết thanh.

Tốc độ truyền tối đa

Truyền tốc độ thấp nhất có thể. Theo dõi sát bệnh nhân trong quá trình truyền dịch.

  • Người lớn: Lên đến 0,15g/kg/giờ đối với lipid. Đối với một bệnh nhân nặng 70 kg con số này tương đương tốc độ truyền tối đa là 52,5 – 105 ml (tùy vào loại sử dụng) mỗi giờ. Lượng lipid được dùng khi đó là 10,5 g/giờ.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng, trẻ sơ sinh đủ tháng, trẻ sơ sinh và trẻ tập đi: Lên đến 0,17 g/kg/giờ đối với lipid.
  • Trẻ em và trẻ vị thành niên: Lên đến 0,13 g/kg/giờ đối với lipid.

Tương tác thuốc

Việc sử dụng chung với các chất không tương thích có thể dẫn đến làm phân hủy nhũ tương hoặc kết tủa các phần tử. Cả hai tình trạng này đều dẫn đến nguy cơ tắc mạch, nghẽn mạch cao.

Đạm sữa truyền có tương tác với heparin và các dẫn xuất của coumarin. Nhưng phải được theo dõi ở các bệnh nhân được điều trị đồng thời bằng coumarin bị tình trạng đông máu.

Truyền đạm sữa nhũ dịch lipid có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

Thận trọng khi lựa chọn sử dụng dịch truyền đạm sữa

  • Nồng độ triglyceride huyết thanh phải được theo dõi thường xuyên trong quá trình truyền
  • Giảm tốc độ truyền nếu nồng độ triglyceride huyết tương vượt quá 4,6 mmol/l (2,8 mmol/l với bệnh nhi). Ngưng truyền nếu vượt quá 11,4 mmol/l (4,5 mmol/l).
  • Điều chỉnh và kiểm soát sự rối loạn điện giải trước khi truyền.
  • Bệnh nhân nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Sử dụng kèm carbohydrate và acid amin đầy đủ vì chỉ bằng nhũ tương lipid có thể gây ra nhiễm toan chuyển hóa.
  • Bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền, suy giảm chức năng chuyển hóa lipid.

Những câu hỏi thường gặp về đạm sữa truyền tĩnh mạch

Đạm sữa truyền được sử dụng để điều trị bệnh gì?

  • Suy dinh dưỡng: Đạm sữa cung cấp chất béo và năng lượng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng hoặc không thể ăn uống đủ lượng chất béo từ thực phẩm.
  • Phẫu thuật: Trong quá trình phẫu thuật, dịch truyền nhũ dịch được sử dụng để cung cấp chất béo và năng lượng cho bệnh nhân không thể ăn uống trong thời gian phục hồi.
  • Độc chất: Đạm sữa cũng có thể được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ trong việc điều trị ngộ độc hoặc thuốc gây nghiện.
  • Chấn thương và bị thương: Được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ trong điều trị chấn thương và bị thương.
  • Tiêu chảy: Dịch truyền đạm sữa có thể được sử dụng để cung cấp chất béo và năng lượng cho bệnh nhân bị tiêu chảy nặng.
  • Tình trạng bệnh nặng: Dịch truyền nhũ dịch lipid cũng được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ trong điều trị các bệnh như nhiễm trùng nặng, đái tháo đường, suy tim và suy gan.

Ai không được sử dụng dịch truyền đạm sữa?

  1. Dị ứng: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn với các thành phần của dịch truyền nhũ dịch lipid không được sử dụng.
  2. Bệnh nhân suy thận: Cần được sử dụng cẩn thận và giám sát chặt chẽ đối với bệnh nhân suy thận nặng.
  3. Bệnh nhân suy gan: Cần được sử dụng cẩn thận và giám sát chặt chẽ đối với bệnh nhân suy gan nặng.
  4. Bệnh nhân bị động kinh: Cần được sử dụng cẩn thận và giám sát chặt chẽ đối với bệnh nhân bị động kinh.
  5. Bệnh nhân bị tăng triglyceride:Loại dịch truyền này có thể làm tăng mức đường huyết và triglyceride trong máu. Vì vậy, bệnh nhân bị tăng triglyceride không được sử dụng dịch truyền đạm sữa nếu không được bác sĩ chỉ định.
  6. Trẻ sơ sinh và trẻ em: Cần được sử dụng cẩn thận và giám sát chặt chẽ đối với trẻ sơ sinh và trẻ em.

Ngoài ra, những trường hợp khác cũng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng dịch truyền đạm sữa. Vì vậy, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ để tìm hiểu xem liệu dịch truyền nhũ dịch có phù hợp với trường hợp bệnh nhân của họ hay không.

Truyền đạm sữa khi mang thai hoặc cho con bú – nên hay không?

Thông thường, việc sử dụng dịch truyền nhũ dịch lipid trong thai kỳ và cho con bú được coi là an toàn nếu được sử dụng đúng cách và theo chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phụ nữ được tăng lên, và dịch truyền nhũ dịch lipid có thể được sử dụng để cung cấp một phần dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, việc sử dụng dịch truyền nhũ dịch lipid trong thai kỳ cần được xem xét kỹ lưỡng và chỉ định bởi bác sĩ.

Đối với phụ nữ cho con bú, dịch truyền nhũ dịch lipid có thể được sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho cả mẹ và trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng dịch truyền nhũ dịch lipid trong thời gian cho con bú cũng cần được xem xét kỹ lưỡng và chỉ định bởi bác sĩ.

Giá đạm sữa truyền tĩnh mạch là bao nhiêu?

Giá truyền nhũ dịch lipid tại nhà có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm (tại bệnh viện hay tại nhà), loại dịch vụ, số lượng, tần suất truyền, và các yếu tố khác. Thông thường, giá thành của một chai truyền nhũ dịch khoảng 250ml có thể dao động từ 800.000 đến 1.500.000 đồng đối với dịch vụ tại nhà. Đối với bệnh viện, bạn nên tham khảo bảo hiểm y tế vì có thể hỗ trợ chi trả một phần hoặc toàn phần.

Để biết chính xác giá cả và các thông tin chi tiết về dịch vụ truyền nhũ dịch lipid, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được tư vấn và báo giá cụ thể.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho mọi người kiến thức cơ bản về nhũ dịch lipid và dinh dưỡng đường tĩnh mạch. Mọi thông tin Vmedi đề cập chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp cần sử dụng dịch truyền đạm sữa cần có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ.

Nếu có câu hỏi nào vui lòng liên hệ với chúng tôi: Vmedi – Y Tế Lưu Động

Y/Ds. Nguyễn Thức

4.9/5 - (7 bình chọn)
About the author

Cảm ơn đã ghé thăm trang website của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ hoặc để lại câu hỏi trên trang page để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn. Nếu cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ 0967 434 115 hoặc truy cập trang web: vmedi.com.vn để đặt lịch bác sĩ tại nhà. Vmedi Team.

Leave a Reply