Thứ 2 - Thứ 7 7:30 - 21:00 0967 434 115yte.vmedi@gmail.com

Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Vmedi > Tin Tức > Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Việc giảm đau cho bệnh nhân ung thư là rất cần thiết bởi đau đớn không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn khiến cho họ bị suy sụp về tinh thần lẫn thể chất. Cùng mình tìm hiểu về cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư một cách hiệu quả qua bài viết này nhé.

Nguyên nhân gây đau ở bệnh nhân ung thư

Nguyên nhân tiến triển ung thư hầu hết do tác động từ các tác nhân mội trường xung quanh gây ra thường là: tiếp xúc với hóa chất độc hại, virus, chất phóng xạ, kích thích tố, tổn thương viêm mạn tính,…

Việc khối u đang phát triển hoặc phá hủy các mô lân cận gây ra các tình trạng đau ở bệnh nhân ung thư. Khi phát triển, khối u có thể đè lên dây thần kinh, xương hoặc các cơ quan trong cơ thể. Chất gây đau có thể bị tiết ra bởi khối u. Hoặc cơ thể phản ứng lại với các hóa chất có thể gây đau.

  • Đau thực thể: chèn ép hoặc xâm lấn;
  • Đau nội tạng: khó xác định nguồn gốc;
  • Đau do thần kinh: xâm nhập và chèn ép;
giam-dau-cho-benh-nhan-ung-thu
Giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Điều trị hỗ trợ giảm đau do các nguyên nhân rất quan trọng đối với bệnh nhân. Việc chống chọi lại với căn bệnh này đã là việc rất khó khăn với bệnh nhân cũng như người nhà.

Vai trò của giảm đau đối với bệnh nhân ung thư

Trên nhiều phương diện, việc tìm cách giảm đau để hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư là rất quan trọng. Tùy theo mức độ đau mà ảnh hưởng của nó đến từng bệnh nhân, có người đau đến mức buông bỏ, ám ảnh, trầm cảm, không tha thiết đến bỏ cuộc. Có người mất khả năng tự chủ với căn bệnh này, …

Về cơ bản, đau phụ thuộc vào nhiều cảm xúc cũng như trải nghiệm của mỗi người. Có thể không đáng kể với người này nhưng là tột cùng với người khác. Người bệnh tự quyết định phương án cho bản thân giảm đau hoặc không, chống chọi hay buông bỏ. Không ít những trường hợp bệnh nhân chết vì đau thay vì ung thư.

Đau do ung thư sẽ kéo dài trong suốt quá trình phát triển bệnh khiến cho sức khỏe của họ giảm sút nhanh chóng, tinh thần của họ trở nên suy sụp. Vậy nên, giảm đau cho bệnh nhân ung thư giúp việc sinh hoạt hằng ngày dễ dàng hơn, chống chọi với ung thư một cách hiệu quả nhất.

Đặt lịch: Dịch vụ y tế tại nhà của chúng tôi nếu bạn đang cần hỗ trợ bệnh nhân tại nhà.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Những phương án tốt nhất để hỗ trợ điều trị cơn đau liên quan đến ung thư các giai đoạn là giảm đau, ngăn các cơn đau phát triển hoặc trở nên tệ hơn. Thuốc giảm đau là phương án đầu tiên để hỗ trợ giảm đau. Sử dùng thuốc thường xuyên theo hướng dẫn để duy trì mức độ ổn định của thuốc trong cơ thể.

Xây dựng phác đồ giảm đau sau khi đánh giá mức độ cơ đau. Giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ, tập trung vào điều trị những biến số do bệnh ung thư gây nên về tinh thần lẫn thể chất. Điều trị hoặc kiểm soát các cơn đau liên quan đến ung thư theo nhiều hướng:

  • Nguồn gốc cơn đau: Loại bỏ các yếu tố gây ung thư như khối u bằng phẫu thuật hoặc thun nhỏ dần bằng xạ trị, hóa trị hoặc các loại thuốc hỗ trợ giảm hoặc dứt cơn đau.
  • Thay đổi cảm giác đau: Tạo cảm giác dễ chịu hơn bằng một số thuốc thay đổi cơ chế đau.
  • Can thiệp vào tín hiệu đau: Gây tê, can thiệp vào dây thần kinh. Lúc này bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa giảm đau điều trị.

Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và diễn biến của bệnh, các bác sĩ sẽ có phương án hỗ trợ theo nhiều cách khác nhau. Có thể kể đến như thuốc giảm đau đường uống, đường tiêm hoặc các loại miếng dán giảm đau.

Thuốc giảm đau không Opioid

Tên thuốc Liều bắt đầu Khoảng cách sử dụng thuốc Liều tối đa hằng ngày Lưu ý
Acetaminophen Người lớn: 500-1000 mg; Trẻ em 10-15 mg/kg 4-6 giờ/lần Người lớn: <4000 mg; Trẻ em: không quá 60 mg/kg Không dùng với người bệnh gan. Quá liều gây ngộ độc với gan.
Ibuprofen  Người lớn: 400-800 mg; Trẻ em 5-10 mg/kg 6-8 giờ/lần Người lớn: <2400 mg; Trẻ em: không quá liều quy định Dự phòng các phản ứng có hại của thuốc với dạ dày, ruột nếu dùng kéo dài.
Choline magne trisalicylate Người lớn: 500-1000 mg; Trẻ em 25 mg/kg 8-12 giờ/lần Người lớn: <3000 mg; Trẻ em: không quá liều quy định Không có tác dụng hủy tiểu cầu, ít độc tính với dạ dày, ruột non. Giảm liều với người suy thận.
Diclofenac Người lớn: 25-75 mg 8-12 giờ/lần Người lớn: <200 mg Dự phòng các phản ứng có hại của thuốc với dạ dày, ruột nếu dùng kéo dài. Giảm liều với người suy giảm chức năng thận.
Diflunisal Người lớn: 500 mg 12 giờ/lần Người lớn: <1000 mg
Etodolac Người lớn: 200-400 mg 8 giờ/lần Người lớn: <1200 mg
Fenoprofen Người lớn: 200 mg 6 giờ/lần Người lớn: <3200 mg
Ketoprofen Người lớn: 25-75 mg 6-8 giờ/lần Người lớn: <225 mg Không kéo dài quá 5 ngày. Dự phòng các phản ứng có hại của thuốc với dạ dày, ruột nếu dùng kéo dài. Giảm liều với người suy giảm chức năng thận.

Ngoài ra, một số loại thuốc hỗ trợ kiểm soát cơn đau được sử dụng kèm theo cho các tình trạng sức khỏe khác có thể giúp giảm đau:

  • Nhóm corticosteroid: Prednisolon, Dexamethason
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng: Amitriptylin
  • Nhóm thuốc chống co giật: Valproat natri, Gabapentin
  • Nhóm gây tê tại chỗ: Lidocain, Bupivicain Hydroclorid
  • Nhóm chống co thắt cơ trơn: Scopolamin butylbromid, Phloroglucinol hydrat
  • Nhóm thuốc giãn cơ vân: Diazepam, Baclofen
  • Nhóm bisphosphonat: Pamidronat, Acid Zoledronic

Thuốc Opioid yếu: Codein

Đánh giá mức độ cơn đau tại nhóm điều trị opioid yếu thường là đau dai dẳng hoặc có dấu hiệu đau tăng lên. Sử dụng các loại thuốc opioid yếu hoặc liều thấp của opioid mạnh +/- thuốc không opioid +/- thuốc hỗ trợ

Thuốc Opioid mạnh

Các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối được đánh giá mức độ đau từ trung bình đến nặng thì nhóm giảm đau opioid là lựa chọn thích hợp. Giúp cải thiện được phần nào chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tên hoạt chất Liều bắt đầu Khoảng cách sử dụng thuốc Lưu ý
Morphin sulfat (tác dụng nhanh)
Người lớn: Dò liều 2-5 mg tăng lên 10 mg sau đánh giá
Trẻ em: Dò liều 0,15 mg tăng lên 0,3 mg/kg sau đánh giá
Người lớn: Xác định dùng liều, dùng 4 giờ/lần.
Có thể tăng liều lên 1,5 – 2 lần sau mỗi ngày nếu còn đau dai dẳng.
Morphin sulfat (tác dụng kéo dài) Người lớn: 10-15 mg Người lớn: 12 giờ/lần
Morphin clohydrat (Tiêm)
Người lớn: 2-5 mg
Trẻ em: 0,05-0,1 mg/kg
3-4 giờ/lần
Oxycodon (tác dụng nhanh)
Người lớn: 5-10 mg
Trẻ em: 0,1 mg/kg
3-4 giờ/lần Có tác dụng và hiệu lực mạnh hơn morphin.
Oxycodon (tác dụng kéo dài)
Người lớn: 10 mg
Trẻ em: 0,1 mg/kg
12 giờ/lần
Fetalnyl (dán) Người lớn: 25 mcg/giờ Dán 72 giờ/lần tại vùng ngực và đùi Chỉ dùng trong đau mãn tính. Không dùng cho cơn đau đột xuất. Không dùng khi đang sốt, ra nhiều mồ hôi hoặc thể trạng gầy. Xử trí đau cho bệnh quá yếu. Dùng thêm thuốc giảm đau cho tới khi miếng dán có tác dụng. Giá thành khá cao.

 

cac-loai-thuoc-ho-tro-giam-dau-cho-benh-nhan-ung-thu
Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Việc sử dụng thuốc opioid trên bệnh nhân có liên quan đến hiệu quả giảm đau và tác dụng phụ vậy nên khi lâm sàng có sự khác biệt giữa các cá thể người bệnh. Vì vậy, trên lâm sàng, bác sĩ điều trị thường phải cân nhắc lựa chọn loại opioid chuyển đổi như:

Tất cả đều có tỷ số chuyển đổi và quy đổi, tham khảo thêm thông tin từ bác sĩ.

» Xem thêm: Dịch vụ truyền nước tại nhà

Giảm đau cho bệnh nhân ung thư chưa hiệu quả do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến việc kiểm soát, điều trị giảm nhẹ chưa hiệu quả. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Bác sĩ không chuyên về giảm đau: Mỗi lần thăm khám bác sĩ cần biết về cơn đau cũng như tiến triển. Phải phối hợp với bác sĩ chuyên khoa giảm đau hoặc chăm sóc giảm nhẹ đối với các bác sĩ không chuyên về giảm đau.
  • Lo ngại về lạm dụng opioid: Tùy thuộc vào mức độ đau của bệnh nhân mà các bác sĩ tránh lạm dụng opioid. Trong trường hợp cần thiết các bác sĩ có thể kê opioid tùy trường hợp.
  • Dấu đi cơn đau: Một số bệnh nhân tự an ủi bản thân, sợ làm phiền và dấu đi cơn đau hoặc vì sợ tài chính không đủ để điều trị.
  • Sợ nghiện khi sử dụng thuốc: Là một loại thuốc có thể gây nghiện tuy nhiên nếu sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì sẽ không có tác dụng nguy cơ gây nghiện. Theo báo cáo có 1000 bệnh nhân sử dụng Morphin giảm đau nhưng chỉ có 2 bệnh nhân có biểu hiện gây nghiện.
  • Sử dụng thuốc giảm đau bị lờn: Không tự ý tăng liều giảm đau, thay vào đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều cao hơn hoặc đổi sang một loại thuốc hỗ trợ giảm đau khác. Lờn thuốc xảy ra khi cơ thể dần quen thuộc với loại thuốc đó.
  • Sợ nhiều tác dụng phụ: Nhiều bệnh nhân ngại dùng thuốc giảm đau do tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ có hướng giải quyết phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân.

Trên đây là một số thông tin giảm đau cho bệnh nhân ung thư mà mình muốn đề cập. Ung thư là một căn bệnh rất khó để điều trị và phục hồi, điều quan trọng là phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực tuân thủ đúng liệu trình bác sĩ xây dựng. Kết hợp với ăn uống, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ vững tinh thần, niềm tin vào cuộc sống.

Viết: Ds. Nguyễn Thức

Contact us: 0967 434 115
Page: Vmedi – Y Tế Lưu Động

4.9/5 - (13 bình chọn)
About the author

Cảm ơn đã ghé thăm trang website của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ hoặc để lại câu hỏi trên trang page để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn. Nếu cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ 0967 434 115 hoặc truy cập trang web: vmedi.com.vn để đặt lịch bác sĩ tại nhà. Vmedi Team.

Leave a Reply