Thứ 2 - Thứ 7 7:30 - 21:00 0967 434 115yte.vmedi@gmail.com

Truyền nước biển mất bao lâu và những thắc mắc về truyền dịch

Vmedi > Tin Tức > Truyền nước biển mất bao lâu và những thắc mắc về truyền dịch

Có một số người nhà và bệnh nhân muốn biết 1 chai nước biển truyền mất bao lâu để nhằm mục đích sắp xếp thời gian hợp lý và có sự chuẩn bị tốt hơn. Vậy truyền nước biển bao lâu? Ngoài ra còn một số câu hỏi thường thấy khi truyền dịch, cùng mình giải đáp qua bài viết này nhé.

Chai nước biển truyền mất bao lâu?

Về mặt lý thuyết, 1 chai nước biển truyền bao lâu phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

  • Tốc độ truyền dịch
  • Loại dây truyền dịch (15ml – 20ml)
  • Dung tích chai truyền

Tính từ công thức tính tốc độ truyền dịch từ một người không có bệnh lý liên quan thời gian trung bình sẽ từ 1,5h – 2h.

Tuy nhiên, tùy vào trường hợp của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định tốc độ truyền dịch phù hợp. Không thể lấy một số đo công thức cụ thể để áp dụng lên một bệnh nhân. Ví dụ có bệnh chỉ truyền với tốc độ trung bình 2h/1 chai nhưng có bệnh nhân có thể truyền lâu hơn 5-6h/1chai. Thậm chí có những trường hợp cấp cứu, nhân viên y tế phải “bóp bình” giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

truyen-nuoc-bien-bao-lau
Truyền nước biển cần tuân thủ về liều lượng và tốc độ

Lưu ý khi sử dụng dịch truyền

  • Truyền nước khi đã được bác sĩ thăm khám và chỉ định. Không tự ý truyền dịch khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh lạm dụng dịch truyền, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
  • Theo dõi sát quá trình truyền dịch, nếu có các dấu hiệu bất thường trong và sau khi truyền dịch nên thông báo ngay tới nhân viên y tế.
  • Hạn chế truyền dịch cho trẻ nhỏ, nên thăm khám và có ý kiến từ bác sĩ.
  • Đảm bảo quá trình truyền dịch vô khuẩn khi sử dụng mũi tiêm. Nếu thường xuyên phải truyền nước, kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo cơ thể không có dấu hiệu bất thường hoặc bị mắc các loại virus, vi khuẩn nguy hiểm.

Truyền dịch phải có sự chỉ định của bác sĩ. Tự ý truyền bất cứ loại dịch nào cũng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ truyền nước biển bao lâu và khi nào nên truyền nước biển. Tìm đến bác sĩ nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Những thắc mắc thường gặp khi truyền dịch

Có thể thấy, truyền nước hay truyền dịch rất phổ biến tại các cơ sở y tế thậm chí là tại nhà. Sau dịch covid-19 thì nhu cầu truyền nước biển tại nhà ngày càng tăng cao. Cho thấy việc sử dụng dịch vụ truyền nước tại nhà là một giải pháp rất tiện lợi.

Truyền nước nhiều có tốt không?

Truyền nước biển hiệu quả với những trường hợp đúng người, đúng bệnh, đúng thời điểm. Việc lạm dụng dịch truyền gây nguy cơ thừa dịch, rối loạn điện giải ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy nên chỉ sử dụng dịch truyền khi đã có chỉ định của bác sĩ.

Truyền nước bị phù tay phải làm sao?

Bị phù khi truyền dịch là do thoát dịch ra tổ chức gian bào. Trường hợp bị phù nơi tiêm truyền có thể do trật vein lúc truyền dịch gây phù nề mô lân cận. Để yên xoa nhẹ sẽ tự tan và đảm bảo tránh nhiễm trùng nơi tiêm truyền.

Người gầy có nên truyền nước biển không?

Nếu là yếu tố hỗ trợ điều trị bệnh thì nên theo phương án điều trị của bác sĩ.

Truyền nước biển có mập, tăng cân không?

Chưa có nghiên cứu cho thấy truyền nước biển sẽ tăng cân. Quan niệm trong dịch truyền chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cân là quan niệm sai lầm.

Tụt canxi có nên truyền nước biển không?

Tùy trường hợp diễn biến bệnh. Sử dụng dịch truyền hoặc các phương án thay thế theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp đưa nồng độ canxi trong máu trở lại bình thường.

Bầu có được truyền nước không?

Nên cân nhắc truyền nước cho bà bầu, tùy vào thời điểm và giai đoạn của thai nhi. Đúng trường hợp sẽ không gây ảnh hưởng tới thai nhi và ngược lại.

bau-co-truyen-nuoc-duoc-khong
Cân nhắc trường hợp và thời điểm truyền dịch cho bà bầu

Nên truyền nước tại bệnh viện hay tại nhà?

Đương nhiên nếu bạn sắp xếp thời gian đi khám và quy trình chuẩn thì bệnh viện vẫn sẽ an toàn hơn tại nhà. Tại bệnh viện sẽ có đủ thuốc và phương án trong những trường hợp xấu nhất xảy ra. Truyền nước tại nhà mặc dù rất tiện lợi nhưng chỉ là giải pháp thay thế trong trường hợp không thể đến bệnh viện.

Còn rất nhiều câu hỏi ngoài truyền nước biển bao lâu nhưng mình chưa đề cập tại bài viết này. Liên hệ qua page Vmedi để mình giải đáp các thắc mắc nhé.

Để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bệnh nhân. Chúng tôi chỉ hỗ trợ tiêm, truyền tại nhà với các trường hợp đã có chỉ định của bác sĩ trước đó. Bệnh nhân và người nhà không tự ý sử dụng dịch truyền khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng dịch truyền một cách bừa bãi sẽ có nguy cơ gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe như: phù phổi, trụy mạch, sốc phản vệ,…

Nếu bạn chưa có sự thăm khám của bác sĩ, hãy đặt ngay một bác sĩ khám bệnh tại nhà tại hệ thống bác sĩ tại nhà của chúng tôi. Các bác sĩ sẵn sàng hỗ trợ bạn dù bạn ở tại bất cứ khu vực nào trên địa bàn TP HCM.

Liên hệ tới chúng tôi: 0967 434 115
Theo dõi chúng tôi tại: Vmedi – Y Tế Lưu Động

5/5 - (1 bình chọn)
About the author

Cảm ơn đã ghé thăm trang website của chúng tôi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ hoặc để lại câu hỏi trên trang page để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn. Nếu cần hỗ trợ y tế tại nhà vui lòng liên hệ 0967 434 115 hoặc truy cập trang web: vmedi.com.vn để đặt lịch bác sĩ tại nhà. Vmedi Team.

Related Posts

Leave a Reply